Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự và thi hành án dân sự cho các tổ chức, cá nhân.

Bạn đang xem: Bệnh viện dệt may

Phán quyết của Tòa án buộc Bệnh viện Dệt May – Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động đã có hiệu lực pháp luật hơn 03 năm (từ tháng 03/2016), nhưng cơ quan này trây ỳ, không chấp hành. Trong khi, người lao động thì tiếp tục chờ đợi khoản trợ cấp thôi việc, mà theo luật người lao động đương nhiên được hưởng.

*

Truyền thông: Thương hiệu ‘Bệnh viện Dệt May’ – tài sản quý giá của ngành Dệt May Việt Nam

Mệt mỏi tìm… công lý

Tháng 06/2013, ông Hoàng Mạnh Hùng mới được trả Sổ Bảo hiểm xã hội. Vì việc hồ sơ bị trả muộn, ông Hoàng Mạnh Hùng không đủ điều kiện đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, ông Hoàng Mạnh Hùng nhiều lần có đơn, thư kiến nghị tới Giám đốc Bệnh viện Dệt may và Tập đoàn dệt may Việt Nam, nhưng không có kết quả.

*

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mòn mỏi chờ… thi hành án

Dù Bản án đã có hiệu lực, nhưng Bệnh viện Dệt may không chấp hành. Một lần nữa, ông Hoàng Mạnh Hùng buộc phải có đơn đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thi hành án.

Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà ông Hoàng Mạnh Hùng được hưởng theo quyết định của Tòa án cấp có thẩm quyền tuy không lớn, nhưng là công bằng và đúng pháp luật. Thế nhưng, đã hơn 03 năm, kể từ ngày có bản án có hiệu lực, quyền lợi của ông Hoàng Mạnh Hùng vẫn không thể đòi được. Bệnh viện Dệt may là cơ sở y tế có cơ sở vật chất tốt, có uy tín, thế nhưng cơ quan này trây ỳ, trốn tránh thi hành án.

Xem thêm: Bch Là Gì – Attention Required!

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra: Công luận sẽ đánh giá ra sao về Y đức của những người lãnh đạo Bệnh viện Dệt may – đặc biệt là Giám đốc Bệnh viện, Thày thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng, khi ngay cả một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà họ còn trốn tránh, trây ỳ không chấp hành (?)

Câu hỏi tiếp theo của chúng tôi: Vì sao một cơ sở y tế với hàng trăm cán bộ, công nhân viên đang làm việc lại được Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng xác định là chưa có điều kiện thi hành án (?).

Luật sư Nguyễn Thị Yến – Công ty Luật TNHH Everest: “Phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoàn toàn căn cứ và phải được tôn trọng!”.

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc, “người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao độngđã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP (áp dụng tại thời điểm ông Hoàng Mạnh Hùng nghỉ việc) quy định: “Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả”.

Truyền thông với báo chí: “Bệnh viện Dệt May sẽ trở thành bệnh viện khách sạn tiện nghi”

Bệnh viện Dệt may Việt Nam đã trở thành bệnh viện có thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao, trở thành địa điểm khám chữa bệnh có uy tín trong và ngoài ngành. Bệnh viện có khoảng 300 giường bệnh, với các trang thiết bị với các khoa nội liên chuyên khoa, ngoại, sản, y học dân tộc, môi trường, bệnh nghề nghiệp và phòng khám. Không chỉ được nâng cấp thường xuyên về cơ sở vật chất, Bệnh viện còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn cao, nhiệt tình, đạo đức tốt.

Xem thêm: Ttip Là Gì – Mỹ Và Châu Âu Trông Đợi Gì Ở Ttip

Bệnh viện Dệt may đã biện minh cho việc ‘trây ỳ’, ‘trốn tránh’ thi hành án:

‘Trước khi làm việc tại Bệnh viện Dệt may, ông Hoàng Mạnh Hùng đã công tác ở nhiều cơ quan khác. Thời gian ông Hoàng Mạnh Hùng làm việc ở Bệnh viện Dệt may chỉ khoảng 05 năm, nhưng Tòa án lại quyết định Bệnh viện Dệt may phải chi trả trợ cấp thất nghiệp cho ông Hùng trong tất cả quãng thời gian làm việc (22 năm 05 tháng) và yêu cầu Bệnh viện Dệt may thu lại số tiền trợ cấp thất nghiệp của ông Hoàng Mạnh Hùng từ các đơn vị nơi ông Hoàng Mạnh Hùng từng làm việc là không hợp lý. Bệnh viện Dệt may không có chức năng này và cũng không xác định số tiền cần phải thu là bao nhiêu’ – ông Phạm Tuấn Anh – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Bệnh viện Dệt may (Báo Lao động thủ đô: Bệnh viện Dệt may: Vì sao chậm trễ trong việc thi hành án?).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info

Chuyên mục: Sức Khỏe