Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt (chủ yếu tuyến mang tai), đôi khi kèm viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.

Bạn đang xem: Bệnh quai bị là gì

Người là ký chủ duy nhất trong thiên nhiên của bệnh quai bị. Bệnh có khả năng tạo miễn dịch bền vững và kéo dài (dù có hay không có biểu hiện bệnh). Hiếm khi mắc bệnh lần hai.

*

Biểu hiện của bệnh quai bị

Biểu hiện bệnh tại tuyến nước bọt gồm 4 thời kỳ

Thời kỳ ủ bệnh: từ 14-24 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng.Thời kỳ khởi bệnh: đột ngột với các tiền triệu (có khi có hoặc không)

Suy nhược, kém ăn, khó chịu, đau đầu.Sốt nhẹ, không kèm lạnh run.Đau họng và đau góc hàm.Đau 3 điểm Rillet- Barthez: mõm chũm-khớp thái dương hàm-góc dưới của xương hàm. Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau tăng khi thăm khám hoặc khi nhai.

Thời kỳ toàn phát:

Tuyến mang tai sưng to và đau nhức một bên, sau đó lan sang bên đối diện và tuyến nước bọt khác.Các triệu chứng đi kèm: sốt 38-390C trong 3 ngày đầu của bệnh, có khi lên tới 400C, sốt cao gặp trong viêm màng não hoặc viêm tinh hoàn (sưng, đỏ đau), đau đầu, chán ăn, đau bụng, khó nuốt, khó nói.

Thời kỳ hồi phục: Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.

Biểu hiện ngoài tuyến nước bọt

Tổn thương thần kinh

Viêm màng não: xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai. Biểu hiện: sốt cao, nhức đầu, ói mửa, rối loạn hành vị tác phong, co giật, cổ cứng, có dấu hiệu Kernig và Brudzinski (+).Viêm nãoViêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: sốt cao, ớn lạnh, đôi khi lạnh run, nhức đầu, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn cứng, sưng to, đau nhức, da bìu đỏ. Có thể có liên quan vô sinh sau này.Viêm tụy cấp: thường nhẹ, không triệu chứng, những trường hợp nặng, tạo nang giả…được nghi ngờ khi sốt cao, đau và phản ứng thành bụng, ói, trụy mạch… Diễn tiến: lành tính, đôi khi tạo nang giả, tiểu đường, suy tụy.Cơ quan khác: gồm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng và còn có ảnh hưởng đến thính lực ở trẻ em.

Cách chẩn đoán bệnh quai bị

Chẩn đoán xác định: dựa vào biểu hiện bệnh, dịch tễ và cận lâm sàng

Dịch tễ: chưa chích ngừa quai bị, chưa mắc bệnh quai bị, có tiếp xúc với người quai bị 2-3 tuần trước.Biểu hiện bệnh: sưng tuyến mang tai một hoặc hai bên, lỗ Stenon sưng đỏ.Các xét nghiệm:Xét nghiệm máu: công thức máu, amylase/máu, phản ứng viêm CRP.Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm các tuyến nước bọt 2 bên, siêu âm tinh hoàn 2 bên, siêu âm ổ bụng ….v..v..

Xem thêm: đề Xuất Tiếng Anh Là Gì, 5 Cách đề Xuất ý Kiến Bằng Tiếng Anh

Chẩn đoán phân biệt

Viêm tuyến mang tai do vi trùng: tuyến mang tai sưng to, đỏ da, đau, và chảy mủ nơi lỗ vòi stenon.Viêm hạc góc hàm: siêu âm tuyến mang tai sẽ giúp chẩn đoán xác định tuyến mang tai viêm hay viêm hạch dươi hàm.Tắc ống dẫn tuyến nước bọt do sỏi: sưng tuyến mang tai 1 hoặc 2 bên có tính chất tái đi tái lại. Chụp cản quang ống tuyến cản quang giúp chẩn đoán xác định.

Điều trị bệnh quai bị

Nguyên tắc: quai bị là bệnh nhiễm trùng do siêu vi nên chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng, theo dõi phát hiện sớm và điều trị biến chứng (nếu có).

Tiêu chuẩn nhập viện

Sốt cao.Đau bụng nhiều.Nôn ói nhiều.Đau đầu nhiều.Vùng bìu sưng đỏ, đau.

Chăm sóc người bệnh tại nhà

Dinh dưỡng: ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.Hạn chế ăn thức ăn và nước uống có vị chua.Vệ sinh răng miệng mỗi ngày.Tránh thói quen không tốt như bôi, đắp nóng vùng tuyến mang tai.Cách ly, tránh tiếp xúc với người xung quanh

Phòng ngừa bệnh quai bị

*

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh quai bị.Khi đã phát hiện bị bệnh quai bị cần phải cách ly tránh lây lan cho những người xung quanh cho đến khi các biểu hiện bệnh giảm bớt.Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc bé. Cần hướng dẫn trẻ che miệng khi ho, khi hắt xì.Tiêm phòng vaccin đầy đủ các bệnh theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Xem thêm: Actuator là gì ? pneumatic là gì ?

Tiêm vaccin 3 trong 1 (Sởi- Quai bị- Rubella): lúc 12-15 tháng, nhắc lại liều 2 lúc 4-6 tuổi. Người lớn tiêm 1 liều duy nhất.

Bs .CK2 Phạm Nguyễn Yến Trang – Phó khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long

Chuyên mục: Sức Khỏe