Bệnh máu trắng là bệnh ác tính về hệ thống tạo máu, hay còn gọi là ung thư máu. Đặc điểm của bệnh là tế bào bệnh máu trắng thuộc một dạng nào đó ở trong tổ chức tạo máu ở tủy xương hoặc trong các tổ chức tạo máu khác phát triển thành ác tính, đồng thời xâm nhập vào các tổ chức khác, các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể, dẫn đến tế bào tạo máu bình thường bị khống chế, nảy sinh ra các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng đặc trưng là sốt, chảy máu, thiếu máu, nhiễm trùng, phù gan, lá lách, limpha kết.

Bạn đang xem: Bệnh máu trắng là gì

TRIỆU CHỨNG PHÁT BỆNH CHƯA HOÀN TOÀN RÕ RÀNG

*

Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế phát bệnh máu trắng ở người cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Chỉ biết nguyên nhân gây bệnh có yếu tố truyền nhiễm, do phóng xạ, chất hóa học, yếu tố di truyền và chức năng miễn dịch bất thường.

TỔN THƯƠNG DO PHÓNG XẠ

Tác hại của phóng xạ điện ly gây ra bệnh máu trắng đã được chứng minh qua những thử nghiệm trên động vật, còn tác hại gây ra bệnh máu trắng ở người cũng đã được nhắc đến thông qua những sự thực dưới đây: những người làm việc trong môi trường phóng xạ không có đồ bảo vệ giai đoạn đầu, tỷ lệ phát bệnh máu trắng cao gấp 8 – 9 lần so với những người khác; những bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống nếu lựa chọn phương pháp điều trị bằng phóng xạ thì tỉ lệ phát bệnh máu trắng cao gấp 10 lần người bình thường; sau khi hai hòn đảo Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, tỉ lệ phát bệnh máu trắng giữa vùng bị phóng xạ với những vùng không bị phóng xạ là 30 lần.

NHÂN TỐ HÓA HỌC

Hiện nay, có rất nhiều vật chất hóa học có thể gây ra bệnh máu trắng như chất benzen được dùng rộng rãi trong công nghiệp. Các loại thuốc chống ung thư, thuốc an thần, thuốc diệt côn trùng… đều có thể dẫn đến bệnh máu trắng.

NHÂN TỐ VI RÚT

Nghiên cứu đã chứng minh, bệnh máu trắng ở động vật như: chim, chuột bạch, mèo, bò và khỉ tay dài có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của vi rút, hơn nữa, đã tách ra được loại vi rút máu trắng tương ứng. Tuy nhiên, lâu nay vẫn không có bằng chứng nào có thể chứng minh máu của những người mắc bệnh máu trắng có thể lây nhiễm sang những người khỏe mạnh và gây ra bệnh máu trắng. Năm 1980, từ tế bào bệnh máu trắng, tế bào T ở người đã tách ra được một loại vi rút mới (HTLV) giống như loại vi rút ATLV mà người Nhật phát hiện ra năm 1976. Đây là một bước đột phá mới trong nghiên cứu bệnh máu trắng của con người.

NHÂN TỐ DI TRUYỀN

Trong số những gia đình có người mắc bệnh máu trắng thì, nguy cơ mắc bệnh giữa những người họ hàng cao gấp 4 lần so với những người bình thường; những đứa trẻ sinh cùng trứng, nếu một người mắc bệnh máu trắng thì khả năng người kia mắc bệnh sẽ cao hơn 25% so với người bình thường; những người mắc bệnh tổng hợp di truyền đặc biệt, tỷ lệ phát bệnh máu trắng là rất cao, ví dụ như bị mắc bệnh down, thiếu máu Fanconi…

Dù tồn tại những nhân tố có khả năng gây bệnh nhưng vẫn chưa có một nhân tố nào có thể giải thích toàn bộ tình hình, ví dụ như trong những người tiếp xúc với tia phóng xạ thì số người mắc bệnh máu trắng là rất ít, bởi thế, có thể suy luận rằng, bệnh máu trắng không phải do một nhân tố gây ra, có thể là do nhiều nhân tố kết hợp với nhau gây ra. Người mắc bệnh có thể tồn tại một tố chất bẩm sinh dễ mắc bệnh nào đó, cộng thêm tác dụng của các nhân tố từ bên ngoài, từ đó gây ra bệnh máu trắng.

BỆNH MÁU TRẮNG ĐƯỢC CHIA THÀNH NHIỀU LOẠI

*

Thành phần của máu bao gồm tế bào máu và huyết tương, được cấu thành bởi bạch cầu, hồng cầu và platelet. Tế bào máu do tủy xương tạo ra, được tế bào khô tạo máu phân hóa thành tế bào trưởng thành, có cơ năng riêng của nó. Khi mắc bệnh máu trắng, tế bào máu không thể thành tế bào trưởng thành trong quá trình phân hóa, đồng thời do bị ung thư hóa mà nguy cơ ngày càng tăng lên, mất đi cơ năng thông thường vốn có. Dựa vào tình huống phát sinh khác nhau, bệnh máu trắng có thể chia thành nhiều loại.

Dựa vào quá trình bệnh tự nhiên và mức độ trưởng thành của tế bào, bệnh máu trắng được chia thành bệnh máu trắng cấp tính và mãn tính. Bệnh máu trắng cấp tính phát bệnh cấp, bệnh nặng, quá trình bệnh tự nhiên thường trong vòng khoảng 6 tháng, tủy xương và máu trong mạch máu chủ yếu là các tế bào máu non và các tế bào nguyên thủy dị thường; Bệnh máu trắng mãn tính phát bệnh muộn, tiến triển chậm, quá trình bệnh thường trong vòng 1 năm trở lên, trong tủy xương và máu chủ yếu là các tế bào máu tương đối trưởng thành.

Dựa vào loại tế bào, bệnh máu trắng lại được chia thành: kiểu tế bào limpha, kiểu tế bào hạt, kiểu tế bào đơn hạch và một số kiểu ít gặp khác như bệnh máu trắng đỏ, bệnh máu trắng kiểu tế bào dịch…

Dựa vào số lượng bạch cầu trong máu nhiều hay ít, bệnh máu trắng lại được chia thành bệnh máu trắng tăng bạch cầu và bệnh máu trắng không tăng bạch cầu. Loại đầu, lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt, đồng thời xuất hiện nhiều tế bào non; Loại sau, lượng bạch cầu không tăng thậm chí giảm hơn mức bình thường, không có hoặc rất khó tìm thấy tế bào non.

BIỂU HIỆN BỆNH CHỦ YẾU LÀ CẢM NHIỄM, CHẢY MÁU, THIẾU MÁU

Tế bào bệnh máu trắng sẽ xâm nhập vào hệ thống tạo máu ở tủy xương, khống chế một cách nghiêm trọng chức năng tạo máu, các tế bào tạo máu bình thường giảm đi, dẫn đến thiếu lượng bạch cầu, hồng cầu và platelet trong máu, biểu hiện chính của người bệnh là cảm nhiễm, chảy máu và thiếu máu.

CẢM NHIỄM

Cảm nhiễm là kết quả của việc hạ thấp chức năng miễn dịch của cơ thể. Tế bào bệnh máu trắng trong quá trình sinh sôi nảy nở có thể sản sinh ra một loại protein sắt tính acid, loại này có tác dụng khống chế tế bào khô tủy xương, thêm vào đó là tác dụng của phương pháp trị liệu hóa học và kích thích tố tuyến thượng thận càng làm rối loạn chức năng miễn dịch. Vì thế, người bệnh sẽ dễ mắc các bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, dễ lan nhanh và khó chữa khỏi hơn người bình thường.

Biểu hiện của bệnh là viêm họng, viêm khoang miệng, viêm phổi, viêm ruột, viêm bàng quang… Đặc biệt là viêm phổi và nhiễm trùng dạ dày đường ruột, có thể dẫn đến chứng bại huyết hoặc mủ máu, làm cho người bệnh phát sốt toàn thân, nhiệt độ cơ thể thường cao ở mức 38.50C, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong của người bệnh.

CHẢY MÁU

Tỉ lệ chảy máu ở những bệnh nhân máu trắng là 67% – 75%, nguyên nhân chủ yếu của nó là do sự giảm thiểu của platelet, tế bào máu trắng xâm nhập vào tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch làm tổn thương thành mạch máu và thiếu hụt nhân tử làm đông máu và sự gia tăng của chất chống đông máu.

Các hiện tượng chảy máu thường là ứ thành điểm, thành vết trên da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi. Phụ nữ khi mắc bệnh, kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn bình thường. Một bộ phận người bệnh có thể còn phát sinh xuất huyết ở các tổ chức hoặc trong nội tạng. Ví dụ, khi đường tiêu hóa xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng phân đen hoặc phân có máu; khi niệu đạo xuất huyết, nước tiểu sẽ có màu máu; khi xuất huyết võng mạc, người bệnh không nhìn rõ được, thậm chí bị mù.

THIẾU MÁU

Có khoảng trên 60% số bệnh nhân mắc bệnh máu trắng mắc chứng thiếu máu. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu là do sự giảm thiểu của hemoglobin. Do hemoglobin là đội quân chủ lực vận chuyển oxy trong máu, nên khi thiếu máu, người bệnh sẽ xuất hiện một loạt các triệu chứng thiếu máu ở các cơ quan hoặc tổ chức.

Trong giai đoạn đầu, niêm mạc da của người bệnh trở nên nhợt nhạt nhất là ở bàn tay, niêm mạc miệng, môi, kết mạc… người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sức yếu, chóng mặt ù tai, trí nhớ giảm sút, không tập trung tinh thần, mạch đập nhanh, thở gấp, ăn không ngon, chướng bụng, đi ngoài, hay đi tiểu, kinh nguyệt không đều, nhu cầu tình dục giảm… Khi thiếu máu một cách nghiêm trọng, người bệnh có thể bị hạ thân nhiệt, phù nước…

PHÙ LIM PHA KẾT, GAN VÀ LÁ LÁCH

Có khoảng một nửa số bệnh nhân mắc bệnh máu trắng có thể sờ thấy hạch limpha kết phù lên tại các vị trí như cổ, xương quai xanh… Chẩn đoán sâu hơn, ở phần bụng có thể thấy gan, lá lách phù to.

Đương nhiên, triệu chứng gan, lá lách phù to không phải là triệu chứng đặc biệt của bệnh máu trắng, nếu mắc các bệnh như viêm gan, gan có mủ, ung thư gan… thì cũng có thể xuất hiện triệu chứng phù gan; Bệnh thiếu máu do tan máu, bệnh thương hàn… cũng có triệu chứng lá lách phù to. Khi xuất hiện các triệu chứng này, phải kịp thời đi khám bệnh để loại trừ các khả năng mắc bệnh.

ĐAU ĐẦU DỮ DỘI

*

Khi tế bào bệnh máu trắng xâm nhập vào tổ chức não và khoang dưới màng não, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường về hệ thần kinh. Màng não là một lớp màng trong suốt, nó có một khoảng cách nhất định với màng mềm che phủ bề mặt tổ chức não, được gọi là khoang dưới màng não. Chất dịch não trong khoang liên tục được tiết ra và ngấm vào máu, tạo ra một vòng tuần hoàn cho chất dịch não.

Khi các tế bào bệnh máu trắng xâm nhập vào màng não, khoang dưới màng não sẽ bị hẹp lại, làm cho quá trình tuần hoàn chất dịch não gặp trở ngại, gây ra triệu chứng não tích thủy. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau đầu như muốn nổ tung đầu, buồn nôn, nôn, thị lực giảm sút… nếu tế bào bệnh máu trắng tập trung tại xung quanh tiểu huyết quản của não thì sẽ gây ra hiện tượng tắc tiểu huyết quản hoặc xuất huyết do tắc, người bệnh sẽ không chỉ đau đầu, mà còn có thể bị tê liệt, thậm chí hôn mê.

NHIỄM TRÙNG PHỔI

60% số bệnh nhân mắc bệnh máu trắng ở giai đoạn nặng, tế bào bệnh máu trắng sẽ xâm nhập vào phổi, gây ra các triệu chứng như: hạ nhiệt, ho nhẹ, viêm họng…

ĐAU XƯƠNG

*

Biểu hiện rõ nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh máu trắng tế bào limpha cấp tính và ở những bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân chính là do tốc độ gia tăng của tế bào bệnh máu trắng trong tủy xương vượt quá tốc độ giải phóng hồng cầu vào máu, tế bào bệnh máu trắng tập trung trong tủy xương, làm tăng áp lực lên khoang tủy xương, sản sinh ra cảm giác đau.

Nguồn dinh dưỡng của xương là từ các mạch máu dưới màng cốt, khi màng cốt bị các tế bào bệnh máu trắng xâm chiếm, việc cung cấp máu cho xương bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng loãng xương hoặc thậm chí xương bị phân giải, gây ra cảm giác đau đớn.

Khi áp dụng phương pháp hóa trị, vật chất thay thế được sản sinh ra khi một số lượng lớn các tế bào bệnh máu trắng bị giết chết sẽ gây ra triệu chứng đau khớp.

Bệnh nhân mắc bệnh máu trắng có thể có nhiều triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí xâm nhập của tế bào bệnh máu trắng. Khi cơ thể có các biểu hiện bất thường, nên liên hệ kịp thời với bác sĩ để phát hiện bệnh sớm, áp dụng các biện pháp điều trị.

NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH MÁU TRẮNG PHÒNG TRÁNH BỊ CẢM CÚM NHƯ THẾ NÀO?

*

Những bệnh nhân mắc bệnh máu trắng do chức năng miễn dịch bị rối loạn nên sức đề kháng của cơ thể giảm sút, rất dễ bị cảm cúm, hơn nữa, khả năng hồi phục chậm, dễ bị mắc bệnh viêm phổi hơn người bình thường. Phòng tránh cảm cúm đối với người mắc bệnh máu trắng chủ yếu có 6 nguyên tắc sau:

Hạn chế những hoạt động ở nơi công cộng. Những nơi công cộng là những nơi tập trung đông người, vi rút cúm, cầu khuẩn viêm phổi sống ký sinh ở bộ phận khoang mũi và họng của người. Chúng sẽ theo hơi thở và nước bọt của người bay vào không khí.

Tránh để quá căng thẳng hoặc mệt mỏi. Việc quá căng thẳng hoặc quá mệt mỏi có thể dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất của cơ thể. Mệt mỏi và sức đề kháng giảm sút chính là kết quả của sự rối loạn này. Việc kết hợp làm việc và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng.

Tăng cường phòng vệ cá nhân: ví dụ như dựa vào sự thay đổi của thời tiết mà kịp thời mặc thêm áo ấm, mỗi ngày nên súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần, bát đũa phải sấy khô tiêu độc, mùa cảm cúm khi ra ngoài nên đeo khẩu trang…

Phòng ở phải luôn thông thoáng, mỗi ngày mở cửa cho thông gió khoảng 2 lần, mỗi lần từ 30 phút trở lên, để làm sạch không khí trong phòng. Khi thông gió, người bệnh nên ở trong phòng mình đợi khi nhiệt độ trở lại bình thường mới trở ra.

Định kỳ làm sạch không khí và tiêu độc.

Cách li. Khi số lượng tế bào bạch cầu của người bệnh giảm xuống dưới 4000, khả năng phòng chống các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể cũng giảm, ngay cả những vi sinh vật lúc bình thường không thể gây bệnh cho người, lúc này cũng có khả năng khiến bệnh nhân mắc bệnh máu trắng xuất hiện triệu chứng cảm nhiễm toàn thân. Lúc này, phải cách ly người bệnh để bảo vệ họ trước sự xâm nhập của vi sinh vật.

TRIỆU CHỨNG BỆNH MÁU TRẮNG Ở TRẺ EM

Triệu chứng bệnh máu trắng ở giai đoạn đầu tương tự như triệu chứng của bệnh cảm cúm, đợi đến khi có các triệu chứng khác thường thì đã khá muộn rồi. Nhất là ở trẻ em, bệnh tình có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng, bởi vậy, bệnh máu trắng phải được phát hiện sớm và kịp thời điều trị.

BA TRIỆU CHỨNG LỚN

– Sốt: khả năng miễn dịch giảm, cảm nhiễm lặp đi lặp lại, sốt.

– Thiếu máu: sắc mặt xấu, không có tinh thần, móng tay và mặt nhợt nhạt.

Xem thêm: Patent Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

– Chảy máu: mũi hoặc chân răng chảy máu khó cầm, dễ bị bầm đỏ.

CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC

– Limpha kết phù to.

– Đau khớp.

– Giảm cân nặng.

– Gan, lá lách phù to.

– Trướng bụng.

– Ăn không ngon.

– Sắc mặt đờ đẫn.

– Cầu mắt lồi ra.

– Hoa mắt hoặc buồn nôn.

Thông qua xét nghiệm máu và tủy xương để xác định loại bệnh.

Đầu tiên, xét nghiệm máu thông thường, khi chẩn đoán là bệnh máu trắng thì tiến hành tiếp các xét nghiệm đặc thù để xác định một cách chi tiết hơn nữa loại bệnh và tình hình tiến triển để dễ điều trị.

KIỂM TRA THÔNG THƯỜNG

So sánh trị số của bạch cầu, hồng cầu và platelet trong tĩnh mạch hoặc nồng độ hemoglobin… với các chỉ số thông thường. Khi mắc bệnh máu trắng, số lượng hồng cầu gần như đều giảm thiểu, số lượng platelet cũng giảm thiểu, còn số lượng tế bào bạch cầu thì lại thường gia tăng. Tuy nhiên, đôi khi, số lượng bạch cầu cũng giảm thiểu. Ngoài ra, LHD trong huyết thanh cũng gia tăng.

Khi kiểm tra máu thấy có hiện tượng bất thường, phải tiến hành lấy tiêu bản máu, quan sát hình thái biến hóa của tế bào máu dưới kính hiển vi; Đồng thời còn phải chích lấy tủy xương, kiểm tra sự thay đổi bất thường của tế bào tủy xương, để chẩn đoán xem bệnh đã tiến triển đến mức độ nào, thuộc loại nào.

Khi không thể lấy hút được dịch tủy, đôi khi phải lấy một bộ phận tủy xương để tiến hành kiểm tra tổ chức sống tủy xương. Ngoài ra, để nắm được tình hình lan rộng của bệnh, phải tiến hành kiểm tra chụp X quang phần ngực, phần bụng và xương.

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

Kiểm tra dấu hiệu trên bề mặt tế bào ung thư, kiểm tra thể nhiễm sắc… sau khi xác định được bệnh thuộc loại nào, ở vào giai đoạn nào thì sẽ quyết định nên dùng loại thuốc gì và áp dụng phương pháp điều trị nào.

Ngoài ra, chẩn đoán mức độ xâm nhập của tế bào ung thư đối với xương và các cơ quan nội tạng, cần phải áp dụng các biện pháp kiểm tra như chụp CT, MRI hoặc quét bằng phóng xạ.

CHỦ YẾU ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Cùng với sự phát triển và tiến bộ của y học, trình độ điều trị bệnh máu trắng đã được nâng cao đáng kể, không chỉ làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh mà còn cố gắng nghiên cứu để kéo dài sự sống cho người bệnh thậm chí chữa khỏi bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh máu trắng gồm có hóa trị, Đông Tây kết hợp, cấy ghép tủy xương, điều trị gen…

PHƯƠNG PHÁP HÓA TRỊ

Phương pháp hóa trị được chia thành những giai đoạn: điều trị kéo dài, điều trị củng cố, điều trị duy trì, điều trị mạnh (chia thành giai đoạn sớm và giai đoạn muộn). Nguyên tắc quan trọng của hóa trị là sớm, đủ lượng, liên hợp các thể hóa trị liệu.

Do việc sử dụng một lượng lớn những loại thuốc chống ung thư nên sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ xấu như: cấy ghép tủy xương làm cho hồng cầu giảm thiểu, ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, đại tiện ra máu… miễn dịch bị kiểm soát làm cho bệnh nhân được điều trị hóa trị dễ bị cảm nhiễm. Nên áp dụng các biện pháp khác và các loại thuốc khác để tránh hoặc giảm thiểu các tác dụng phụ.

Gần đây cùng với những ứng dụng của những loại thuốc mới trong điều trị bệnh máu trắng, hiệu quả điều trị lâu dài bệnh máu trắng đã có những tiến bộ đáng kể, hơn nữa, cùng với những phát triển trong nghiên cứu điều trị bệnh máu trắng, hiệu quả điều trị cũng không ngừng được nâng cao, đem đến hY vọng cho việc điều trị tận gốc bệnh máu trắng.

PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Phương pháp điều trị Đông Tây y kết hợp có thể lấy dài bù ngắn. Đông y có thể bù đắp vào chỗ thiếu hụt trong phương pháp điều trị “không phân địch ta” của Tây y, vừa có thể giải quyết được vấn đề nhờn thuốc trong hóa trị. Đồng thời một số bệnh máu trắng mang tính tăng sinh thấp, bản chất bạch cầu, Platelet đã rất thấp, không chịu được phương pháp hóa trị mạnh, có thể dùng thuốc Đông y điều trị, vừa tránh được những tác dụng phụ xấu của thuốc Tây y, vừa có thể điều trị được bệnh.

ĐIỀU TRỊ GEN

Điều trị gen tức là hướng tế bào mục tiêu đến những gen nguồn bên ngoài để điều chỉnh, bổ sung hoặc khống chế một số gen bất thường hoặc có khiếm khuyết, từ đó đạt được mục đích điều trị.

Điều trị gen trong bệnh máu trắng là một phương pháp mới, đang quá độ từ bước nghiên cứu lý luận sang thử nghiệm lâm sàng, đồng thời hi vọng sẽ được bước đột phá trong tương lai.

CẤY GHÉP TỦY XƯƠNG

Có một số loại bệnh máu trắng, chỉ có thể kéo dài được một thời gian thông qua phương pháp hóa trị, không thể chữa khỏi, tỉ lệ phát bệnh lại cao. Phương pháp cấy ghép tủy xương (BMT) lại là phương pháp điều trị khá lý tưởng trong điều trị tận gốc bệnh máu trắng, u limpHa ác tính, thiếu máu do quá trình tái sinh gặp trở ngại và các bệnh u ác tính ở các hệ thống khác.

NHỮNG LƯU Ý TRONG VẤN ĐỀ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH MÁU TRẮNG

Những người mắc bệnh máu trắng không phải kiêng khem nhiều trong ăn uống. Nhưng để hạn chế những bệnh phát sinh không đáng có, người bệnh nên chú ý một số điểm sau:

Chú ý vệ sinh ăn uống, tránh ăn những thức ăn sống, lạnh, để qua đêm hoặc đã biến chất. Hoa quả tươi phải rửa sạch, gọt vỏ rồi mới ăn.

Cố gắng tránh ăn những thức ăn cứng hoặc rán, những món cá nên bỏ xương để tránh tổn thương khoang miệng gây nhiễm trùng cục bộ.

Chú ý tổ chức cơ cấu bữa ăn hợp lý, ăn ít những đồ ăn cay, nên ăn nhiều rau xanh. Những người trước khi mắc bệnh máu trắng thường bị táo bón, nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ. Cố gắng duy trì mỗi ngày đi một lần, tránh để táo bón dẫn đến làm bệnh trĩ nặng thêm, nứt hậu môn, nhiễm trùng…

Ăn ít và ăn nhiều bữa. Những người mắc bệnh máu trắng, nhất là trong quá trình điều trị, hệ tiêu hóa thường xuất hiện nhiều phản ứng, ví dụ như: buồn nôn, trướng bụng, đi ngoài… khi đó có thể áp dụng phương pháp ăn ít và ăn nhiều bữa hoặc ngoài 3 bữa chính, có thể tăng thêm một số đồ ăn có thể tích nhỏ, nhiều nhiệt lượng, giàu chất dinh dưỡng, như: bánh ngọt, sôcôla, bánh mì, ruốc cá, sữa chua, nước ép hoa quả tươi…

Căn cứ vào tình hình bệnh để điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh nếu ăn không ngon, tiêu hóa không tốt có thể ăn những đồ ăn như trứng hấp, sữa chua, óc đậu, bánh bao nhỏ… đồng thời có thể ăn thêm những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như sơn tra, củ cải…

HỎI ĐÁP

Hỏi: Bệnh máu trắng có phải là bệnh bại huyết không?

Đáp: Bệnh máu trắng và bệnh bại huyết về mặt lâm sàng có những biểu hiện giống nhau như: thiếu máu, sốt, bầm da, gan, lá lách phù to, trong huyết tương số lượng bạch cầu tăng cao bất thường đồng thời xuất hiện hiện tượng tế bào non… nhưng về bản chất hai bệnh này thuộc hai loại bệnh khác nhau. Bệnh máu trắng là bệnh u ác tính của tổ chức tạo máu, còn bệnh bại huyết là hiện tượng nhiễm trùng toàn thân sau khi vi trùng xâm nhập vào vòng tuần hoàn máu.

Những người mắc bệnh máu trắng có thể vào một giai đoạn bệnh nào đó bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến phát sinh bệnh bại huyết, còn bệnh bại huyết thì không thể chuyển biến thành bệnh máu trắng.

Hỏi: Hiến tủy có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Đáp: Việc lấy tủy chủ yếu là lấy lượng tủy tích trữ trong xương. Trên thực tế, khi lấy tủy chủ yếu là lấy máu, số lượng tế bào tủy sống hút ra chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng số lượng tủy xương trong cơ thể người, hơn nữa, khi lấy tủy, tốc độ tạo máu của cơ thể cũng sẽ tăng lên tương ứng. Bởi vậy, việc lấy tủy không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến tủy.

Xem thêm: Ti Là Gì – Nghĩa Của Từ Tí

Còn có người lo lắng việc hiến tủy có thể để lại di chứng, việc này là không cần thiết. Việc lấy tủy khá đơn giản, không làm tổn thương đến thần kinh, trong cả quá trình thủ thuật, người hiến tủy luôn trong tình trạng tỉnh táo. Sau thủ thuật, có người có thể có cảm giác khó chịu cục bộ tạm thời nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, không có di chứng gì.

Chuyên mục: Sức Khỏe