Gout là một loại bệnh lý phổ biến về xương khớp, về bản chất không phải là bệnh nan y khó chữa nhưng điều khiến việc chữa bệnh trở nên khó khăn lại do chính thói quen ăn uống thoải mái hàng ngày gây ra. Chế độ ăn phù hợp chính là “phương thuốc” quan trọng nhất mà người mắc bệnh Gout cần có.

Bạn đang xem: Bệnh gút nên ăn gì

Gout, hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp. Đây là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là những người thừa cân, có chế độ ăn nhiều đạm và thường xuyên sử dụng rượu bia.

Bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc nhưng nếu vẫn chủ quan trong thói quen sinh hoạt thì quá trình điều trị sẽ khó khăn và lâu dài dễ dẫn đến biến chứng. Vậy mắc bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây bạn nhé.

 

Bệnh gout là gì?

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp, bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái, ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội.

Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3–10 ngày.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

 

Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Bạn có biết một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Những thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, một số loại rau chứa nhiều purine không kích hoạt các cơn gout. Bên cạnh đó, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine. Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

Xem thêm: Market Maker Là Gì – Financialmarketswizard

 

Bệnh gout không nên ăn gì?

*

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt naiCá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…Hải sản: sò điệp, cua, tômĐồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọtThực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructoseNấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

 

Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thểRau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanhCác loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…Các loại hạtNgũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạchCác sản phẩm từ sữaTrứngĐồ uống: cà phê, trà và trà xanhCác loại thảo mộc và gia vịDầu thực vật

 

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừuCá hồi tươi hoặc đóng hộp. 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngoài chế độ ăn uống, một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đợt gout.

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Xem thêm: Hộ Khẩu Thường Trú Là Gì, địa Chỉ Thường Trú Là Gì

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Chuyên mục: Sức Khỏe