Bạc nguyên chất – bạc ta – Những điều bạn cần biết Update 01/2025

Trên thị trường trang sức nói chung cũng như trong các loại trang sức bạc nói riêng, có một loại bạc vẫn luôn giữ được một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng đó là: Bạc nguyên chất hay còn được gọi là bạc ta. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu hết về loại trang sức này? Cùng Felo chúng tôi tìm hiểu về bạc ta – bạc nguyên chất trong bài viết này nha!

Bạc nguyên chất là gì?

Bạc nguyên chất cũng cần thêm các chất khác tạo độ cứng và bóng để dễ chế tác. Ảnh: Maneki Neko – Lucky Cat

Bạc nguyên chất hay bạc ta là dòng bạc đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trang sức bạc. Dấu tích của bạc xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN, và con người đã biết dùng bạc làm vật dụng, dụng cụ cũng như đồ trang sức từ hàng ngàn năm về trước. Tuy nhiên, việc sử dụng trang sức bạc, bạc ta rộng rãi và phổ biến bắt đầu từ thế kỷ thứ 17 trở đi.

Bạc ta có thành phần 99 – 99,99% là bạc tinh khiết. Trên thực tế, không bao giờ tồn tại được loại trang sức nào 100% là bạc nguyên chất và bao giờ cũng tồn tại một phần rất nhỏ chất khác. Do tính chất rất mềm dẻo, lại không bóng (cụ thể sẽ nói ở phần đặc tính) của mình, nên khi dùng bạc nguyên chất làm đồ trang sức bao giờ người ta cũng phải thêm các chất khác tạo độ cứng và bóng để dễ chế tác.

Một thuật ngữ rất hay được sử dụng đặc biệt với bạc nguyên chất đó là tuổi (tuổi thọ) của bạc. Loại bạc nào có thành phần bạc nguyên chất càng cao thì tuổi càng lớn (bạc già) và ngược lại càng ít bạc tinh khiết thì tuổi càng thấp (bạc non).

Đặc tính của bạc ta

Bạc ta mềm, dẻo, có màu trắng đục, bề mặt không được nhẵn bóng. Ảnh: Lavender Cottage Jewelry

Bạc ta gần như mang tính đặc tính của kim loại bạc đó là: Mềm, dẻo, có màu trắng đục, bề mặt không được nhẵn bóng, khi chạm ngón tay vào cầm dễ để lại vân tay khiến bạc bị mờ đi, có tính sát khuẩn. Chính vì vậy, bạc ta rất dễ bị biến dạng hoặc méo mó khi bị tác động từ ngoại lực đủ lớn. Thậm chí, người ta còn dùng răng cắn, bẻ được loại bạc này. Khác hẳn với các loại bạc khác như bạc 925, bạc 975,… thì có độ cứng cao, nhẵn và bóng hơn.

Chính vì đặc tính này, bạc nguyên chất là loại bạc rất khó để chế tác khi làm đồ trang sức. Người ta thường chỉ dùng bạc ta để làm những trang sức có kích thước tương đối lớn, thiết kế đơn giản, khó để làm được những chi tiết tinh xảo do bạc quá mềm, dẻo. Thêm vào đó, muốn đánh nhẵn bóng trang sức bạc ta cũng rất mất công và hao hụt nhiều. Đây có lẽ là những nhược điểm cơ bản nhất của bạc nguyên chất.

Tuy nhiên, ưu điểm của bạc ta thì khỏi chê đó là rất khó bị oxy hóa, khó bị xỉn màu, bền bỉ theo thời gian. Và khi đeo rất tốt cho sức khỏe và gần như không gây kích ứng da (sẽ nói ngay dưới đây trong phần tác dụng của bạc).

Các bạn có thể tham khảo thêm đặc tính của các loại bạc khác nữa tại bài viết chi tiết về các loại bạc. 

Tác dụng của bạc nguyên chất

Tổ tiên chúng ta đã biết dùng bạc để đánh cảm, cạo gió hết sức hiệu quả…

Ngoài tác dụng làm đồ trang sức, làm đẹp bạc ta còn có rất nhiều tác dụng đáng quý. Chẳng hạn như trước kia, người ta từng dùng bạc ta làm dụng cụ y tế do bạc có tính kháng khuẩn cao. Hiện nay thì ít đi rồi vì các loại chất liệu mới “xịn” hơn ra đời phù hợp hơn để làm dụng cụ.

Tác dụng đặc biệt nhất của bạc ta đó chính là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạc ta dễ dàng tác dụng với hợp chất khí chứa lưu huỳnh để tạo ra muối bạc màu đen bám trên bề mặt bạc. Nó sẽ giúp báo hiệu cho người đeo phát hiện ra chất khí độc bên ngoài môi trường, hay từ mồ hôi của bản thân bài tiết ra. Sau đó, ta sẽ có các biện pháp sớm để bảo vệ sức khỏe của mình hay người thân. Tận dụng chính tác dụng này, từ thời ông bà, tổ tiên chúng ta đã biết dùng bạc để đánh cảm, cạo gió hết sức hiệu quả…

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn thêm về tác dụng của bạc ta nói riêng và của trang sức bạc nói chung, các bạn có thể xem thêm tại link Tác dụng của bạc.

Bạc ta ít bị oxy hóa cũng như bị đen xỉn nhất. Ảnh: www.etsy.com

Với những đặc tính và tác dụng nêu trên, thì bạc nguyên chất sẽ phù hợp với những đối tượng dưới đây:

Đầu tiên, là những người lười tháo đồ bạc – trang sức bạc, muốn đeo bạc thường xuyên. Bởi dù gì thì so với các loại bạc còn lại, bạc ta ít bị oxy hóa cũng như bị đen xỉn nhất. Nhưng lưu ý do tính mềm dẻo của mình, cũng nên chú ý khi hoạt động mạnh, hay khi đi ngủ có thể vô tình làm biến dạng hoặc ảnh hưởng đến hình dáng của trang sức bạc.

Thứ hai là những người có nhiều mồ hôi, hoặc mồ hôi chứa nhiều khí độc, những người hay bị bệnh, bởi tác dụng phát hiện khí độc của bạc như nêu bên trên. Bạc ta cũng rất thân thiện với đa số mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn. Nên đeo bạc ta chỉ có ích cho sức khỏe chứ không có hại gì ngoài việc có thể gây chút vướng víu.

Cuối cùng là những người xác định đeo bạc lâu dài. Những người có thu nhập, chi tiêu khá vì giá thành bạc ta cũng không nhỏ…

Nhận biết bạc ta thật giả

máy đo quang phổ
Máy đo quang phổ là một trong các cách nhận biệt bạc thật giả. Ảnh: cnslabtechnology

Để nhận biết bạc ta của mình có phải đồ thật hay giả. Ta có thể dùng một vài cách như: dùng lửa đốt bạc. Nếu càng đốt, bạc càng sáng trắng ra thì đó là bạc ta thật còn nếu bạc bị đen đi hay xỉn màu thì bạc đó không phải bạc ta. Cách này đặc biệt hữu hiệu với bạc nguyên chất. Ngoài ra, ta có thể nhận biết bằng cách ngửi. Nghe có vẻ hơi kì cục nhưng nếu bạn phát hiện thấy bạc có mùi là lạ hay mùi tanh thì chắc chắn bạc có quá nhiều tạp chất, bởi bạc nguyên chất không có mùi gì cả.

Còn khá nhiều cách nữa để bạn có thể nhận biết các loại bạc là thật hay giả, bạn có thể tham khảo tại bài viết nhận biết bạc thật giả.

Cách làm sáng bạc nguyên chất

chanh và muối
Làm sáng bạc bằng chanh muối rất đơn giản. Ảnh: Sweet Tidings

Để làm sáng lại bạc khi bạc bị xỉn màu hay chỉ đơn giản là vệ sinh món đồ của mình, bạn có rất nhiều lựa chọn. Một cách rất đơn giản làm sạch bạc ngay tại nhà đó là dùng nước rửa chén pha loãng. Ngâm món đồ của chúng ta vào dung dịch nước rửa chén trong ít phút, rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn vải mềm. Tốt hơn nữa, bạn có thể nghĩ đến bột baking soda. Hòa bột soda thành dung dịch và làm tương tự như trên. Và còn rất nhiều phương pháp khác nữa cũng rất tiện lợi, có thể tận dụng những món đồ mà trong nhà sẵn có để làm sáng lại bạc nguyên chất nói riêng cũng như làm sáng bạc nói chung…

Cách bảo quản bạc ta

Bạc ta rất mềm, dẻo nên dùng thật nhẹ tay, rồi thì cố gắng tối thiểu tiếp xúc bạc với các hóa chất hay axit. Ảnh: www.etsy.com

Mặc dù ít bị oxy hóa nhưng không có nghĩa bạc ta có thể chịu được mọi loại hóa chất, các chất độc hại. Vì vậy, việc bảo quản bạc ta phù hợp sẽ giúp ta giữ gìn món trang sức của chúng ta lâu bền, đẹp nhất có thể.

Như đã khuyến cáo bên trên, bạc ta rất mềm, dẻo nên dùng thật nhẹ tay, rồi thì cố gắng tối thiểu tiếp xúc bạc với các hóa chất hay axit. Đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bạc của chúng ta.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách bảo quản bạc ta nói riêng và trang sức bạc nói chung bạn có thể tham khảo ở link Bảo quản bạc.