Bạc 925 là gì? Bạc sterling ứng dụng gì trong ngành trang sức? Update 11/2024

Bạc 925 không còn là cái tên xa lạ trong ngành trang sức hiện đại, nó gần như mang tính phổ biến ở tất cả các quốc gia bởi nhiều ưu điểm vượt trội so với việc sử dụng bạc nguyên chất truyền thống. Ngày nay, bạc 925 đã chinh phục được hầu hết những khách hàng khó tính nhất. Vậy lý do gì bạc 925 lại có thế đứng vững chắc trong ngành trang sức thế giới? Cùng Felo.vn tìm lời giải đáp ở bài viết này nhé.

Bạc 925 là gì?

Tên gọi:

Trước tiên ta nên hiểu bạc 925 là loại bạc được cải tiến từ bạc nguyên chất. Do chúng chứa tỉ lệ chuẩn 92.5% khối lượng bạc, và các ký hiệu riêng của dòng bạc này là 925 (đôi khi là .925 hoặc 92.5) nên chúng được biết tới với tên gọi phổ biến như thế.

Đặc tính:

Bạc nguyên chất (còn gọi là bạc ta hay bạc nõn) với 99 ~ 99.99% khối lượng bạc, còn lại chứa một tỉ lệ rất nhỏ tạp chất không đáng kể. Bạc nguyên chất mềm, dẻo, có màu trắng đục đặc trưng, khó bị oxy hóa nên màu sắc bền, ít bị xỉn. Nhưng loại bạc này lại có khuyết điểm là độ nhẵn và độ bóng khá thấp.

Bạc nguyên chất có độ nhẵn và bóng thấp…

Bạc nguyên chất nói chung quá mềm để chế tác đồ trang sức và các sản phẩm yêu cầu chi tiết, tỉ mỉ. Bởi thế, bạc 925 ra đời để khắc phục những mặt kém của bạc nguyên chất, với tỉ lệ pha hợp kim theo tiêu chuẩn 92.5% khối lượng là bạc, 7.5% còn lại là các kim loại khác, phần lớn là đồng nhằm tạo độ bền, đồng thời giữ được độ dẻo và màu sắc bên ngoài của bạc một cách tốt nhất.

Ưu thế của bạc 925 so với bạc nguyên chất là chúng có độ cứng, độ nhẵn và bóng cao hơn.

Nguồn gốc:

Về nguồn gốc, bạc 925 có tên gọi nguyên bản là bạc sterling. Theo một số tài liệu của lịch sử kim hoàn thế giới, thì bạc sterling có nguồn gốc từ châu Âu, và được phát triển thương mại rộng rãi từ đầu thế kỷ 12 tại khu vực phía bắc nước Đức.

Bạc sterling ban đầu dùng để chỉ chung tất cả dòng bạc đã được pha hợp kim, khi người ta đang cố gắng tìm một công thức tối ưu để khắc phục nhược điểm của bạc nguyên chất trong lĩnh vực kim hoàn. Nhưng về sau, khi tỉ lệ 92.5% bạc thể hiện nhiều ưu điểm hơn cả, thì thế giới đã đi tới một thống nhất chung đó là tỉ lệ chuẩn quốc tế 92.5% bạc cho dòng bạc sterling. Kể từ đó, bạc sterling được biết đến với tên gọi khác là 925.

Tuy nhiên, tại một số nước, người ta vẫn giữ lại tiêu chuẩn khác cho tỉ lệ bạc trong dòng bạc sterling như ở Đức là ~83.5%; hay ở Li-băng lại thấp hơn 70%.

Bạc 925 có phải là bạc Ý hay không?

Hiện nay có nhiều thông tin nhầm lẫn cho rằng bạc 925 chính là bạc Ý. Kỳ thực bạc Ý được phát triển kỹ thuật hợp kim từ tỉ lệ 92.5% bạc của dòng bạc sterling, còn lại 7.5% kim loại khác do các thợ kim hoàn tài hoa người Ý đã tìm ra vào thế kỷ 19 và chính thức đặt thương hiệu năm 1851. Có thể nói, bạc sterling với tiêu chuẩn quốc tế chính là nền tảng sinh ra bạc Ý về sau, và chúng là hai dòng bạc khác nhau chứ không phải một như nhiều người đã nhầm lẫn.

Ưu điểm và nhược điểm của bạc 925 sterling

Ưu điểm: bạc 925 dễ chế tác và dễ gia công, nên có thể tạo ra nhiều món trang sức hay đồ vật với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ rộng rãi, phục vụ đông đảo người dùng.

Nhược điểm: bù lại, do bạc 925 được pha hợp kim nên không có đầy đủ những đặc tính của bạc nguyên chất. So về tuổi thọ, bạc 925 thấp hơn; về khả năng giữ màu sắc, bạc 925 bị xỉn màu nhanh hơn do chúng chứa hợp kim (chủ yếu là đồng) nên dễ bị oxy hóa, tính thẩm mỹ không bền, phải thường xuyên dùng đến các phương pháp làm sáng sau một thời gian sử dụng.

Tác dụng của bạc 925 sterling

Bạc 925 kế thừa những đặc tính tốt, đồng thời cải thiện những khuyết điểm của bạc nguyên chất nên nhìn chung, dòng bạc này có một vài ưu điểm vượt trội, trong đó đáng kể chính là khả năng làm đẹp cho đồ trang sức rất cao.

Tính thẩm mỹ

Bạc 925 có độ nhẵn, bóng, khả năng phản chiếu ánh sáng cao, giúp cho sản phẩm trang sức, đồ dùng toát lên vẻ đẹp rạng rỡ. Bạc 925 có độ cứng phù hợp với việc chế tác những món trang sức tỉ mỉ, chi tiết, thanh mảnh, gần như đáp ứng được rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng yêu thích của nữ giới, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trẻ, nên tính đa dạng và phù hợp với người dùng là rất lớn.

Lợi ích cho sức khỏe người sử dụng

Thêm nữa, bạc 925 tuy ở dạng hợp kim nhưng phần lớn là bạc (tới 92.5%) nên vẫn giữ được những lợi ích nhất định như bạc nguyên chất: phản ánh tình trạng sức khỏe người sử dụng (đối với đồ trang sức đeo trên mình), giúp họ sớm nhận biết và tìm giải pháp kịp thời ứng phó.

Thí dụ, khi đồ trang sức trên cơ thể của bạn chuyển sang đen, thì có thể trước đó tình trạng sức khỏe của bạn đã có vấn đề rồi đấy; hoặc là do tâm trạng bạn nặng nề, căng thẳng, quá mệt mỏi,… Những yếu tố đó khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi, sản sinh nhiều độc tố bài tiết qua tuyến mồ hôi, chúng sẽ phản ứng và làm thay đổi màu sắc bên ngoài của món trang sức bạc mà bạn đeo.

Đồ trang sức bị đen cũng nói lên tình trạng sức khỏe của bạn không được tốt…

Hay ở trường hợp ngược lại, qua thời gian sử dụng món trang sức bạc bị xỉn màu do quá trình oxy hóa, nhưng sau đó màu sắc trở nên sáng lại như ban đầu, thì có thể bạn đã gặp vấn đề về thận. Bởi theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, khi thận hoạt động kém sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều ni-tơ, lúc này nó buộc phải đào thải qua tuyến mồ hôi ra ngoài bề mặt da, tiếp xúc và gây phản ứng với lớp tạp chất (sinh ra sau quá trình các kim loại trong hợp kim bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí) làm cho món trang sức trở lại màu sắc ban đầu.

Ngoài ra, bạc 925 còn nhiều lợi ích khác khi chúng ta sử dụng chúng, bạn có thể xem thêm chi tiết cụ thể trong bài Lợi ích của bạc nhé.

Cách làm sáng bạc 925 sterling

Chúng ta đã biết, khi để trong không khí thì bạc nguyên chất rất bền màu sắc do chúng khó bị oxy hóa, còn bạc 925 vì có chứa kim loại khác nên quá trình oxy hóa lại diễn ra đều đều.

Vậy nên sau một thời gian các sản phẩm từ bạc 925 sẽ bị xỉn màu nhanh chóng, trừ khi chúng ta bảo vệ chúng trong một môi trường…cách biệt hẳn với không khí mà thôi. Nghe có vẻ bất khả thi nhỉ? Không lẽ dùng băng keo trong dán kín bề mặt? Hẳn là không nên rồi, làm vậy sẽ mất đi tính thẩm mỹ đặc trưng của đồ vật.

Bởi thế trong bài viết này, Felo.vn muốn chia sẻ với bạn một phương pháp thủ công tại nhà khá đơn giản, để bạn có thể tự làm sáng màu sắc của bạc 925 mà không cần phải đi đâu xa, đó là dùng hỗn hợp nước chanh + muối. Chỉ cần vắt nước cốt chanh, thêm một chút muối rồi khuấy đều cho muối tan, sau đó cho món đồ vào dung dịch, đun sôi lên. Tới khi thấy bạc sáng trở lại, bạn có thể vớt ra lau khô là xong.

Hỗn hợp muối + chanh có thể làm sáng màu bạc sau một thời gian sử dụng…

Ngoài ra còn cách dùng kem đánh răng, hay bột baking soda nữa, bạn có thể xem thêm hướng dẫn cụ thể của từng phương pháp trong bài viết Cách làm sáng bạc nhé.

Cách nhận biết bạc 925 sterling

Làm sao để nhận biết bạc 925 thật hay giả?

Chẳng ai muốn mình đi mua một món trang sức hay đồ dùng bằng bạc mà bị lừa phải không? Sẽ rất cay đắng, và thậm chí là “tức muốn chết” nếu không may vớ phải món đồ cực đắt tiền bằng bạc giả. Cũng trong bài viết này, Felo.vn sẽ giúp bạn một số kiến thức cơ bản về đồ vật bằng bạc, cụ thể là bạc 925 chính hiệu và bạc 925 nhái rởm.

Đầu tiên ta hãy nói về bạc 925 thật, đó phải là một sản phẩm được làm từ bạc 925 nguyên khối (không mạ, không hàn ghép), theo đúng tỉ lệ chuẩn 92.5% khối lượng là bạc, 7.5% là kim loại khác (thường là đồng). Còn bạc 925 giả thì sao? Thông thường sẽ là một số kim loại giá thành rẻ hơn nhiều lần và có khối lượng riêng gần giống bạc được dùng làm lõi, sau đó mạ thêm lớp bạc bên ngoài che phủ bề mặt để đánh lừa mắt chúng ta.

Vậy cách hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện nhất sẽ như sau:

Cách 1: nhìn vào mã bạc.

Đồ vật, đặc biệt là trang sức bạc 925 luôn được đóng dấu với cùng một loại mã để nói lên tỉ lệ phần trăm bạc mà nó chứa. Thông thường các dạng mã đó sẽ là 925, .925 (bạn phải lưu ý dấu chấm nhỏ đứng trước số 925) hoặc 92.5.

Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ mã bạc 925 ở trên mặt trang sức…

Lưu ý nhỏ: như ở mục trên đã nói về nguồn gốc lịch sử của bạc 925 là dòng bạc sterling, thì tỉ lệ 92.5% bạc không phải là tuyệt đối. Nó có thể thấp hơn và được công nhận tại một vài quốc gia, nên cách nhận biết bằng mã bạc cũng tùy theo xuất sứ của nó đến từ đâu nữa.

Cách 2: kiểm tra giá.

Cuối cùng, bạn nên xem xét giá bán của món đồ trước khi mua. Nên nhớ rằng bạc 925 thật không hề rẻ, các cụ chẳng có câu “tiền nào của nấy” rồi đấy thôi. Nếu món đồ làm từ bạc 925 mà bạn sắp mua đột nhiên mang một cái giá rẻ hơn hẳn so với thị trường chung, đừng tin bất kỳ lời “biện minh” nào từ người chủ tiệm cả. Việc bạn nên nghĩ đến đó là trả lại và lựa chọn món khác đi thôi.

Lời khuyên nhỏ: tránh xa những đồ trang sức rẻ tiền (trừ khi bạn có một lý do khác để chấp nhận nó) và hãy chọn một tiệm kim hoàn uy tín bạn nhé.

*Ngoài ra còn một vài cách khác nữa như dùng máy đo quang phổ (độ chinh xác rất cao), so sánh trọng lượng, dùng oxy già, axit nitric hoặc hơ lửa,… Tuy nhiên các phương pháp này khó thực hiện, lại dễ gây rắc rối cho người thử nếu vô ý bất cẩn, nên Felo.vn chỉ nhắc đến nó như một thông tin để bạn biết thêm mà thôi.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết có thể xem bài viết Cách nhận biết bạc thật hay giả để biết thêm thông tin.

Làm thế nào để phân biệt bạc 925 với các loại bạc khác?

Hiện nay trên thị trường có các loại bạc phổ biến là bạc ta, bạc Thái, bạc Ý, và bạc xi. Tuy chúng cùng có chung bản chất của bạc nhưng vẻ bề ngoài không phải tất cả đều giống nhau. Ta vẫn có thể dùng mắt thường quan sát để phân biệt được, ở đây Felo.vn sẽ giúp bạn một số phương pháp đơn giản như sau:

  • Với bạc ta: bạc ta có màu trắng đục, còn bạc 925 có màu trắng sáng hơn.
  • Với bạc Thái: bạc Thái có màu hun đen đặc trưng, khác biệt hẳn so với bạc 925.
  • Với bạc Ý: bạc Ý có vẻ ngoài tương đối giống bạc 925, nhưng bạc Ý có màu trắng sáng và bóng hơn.
  • Với bạc xi: bạc xi có lớp mạ đa màu sắc bên ngoài, rất dễ nhận biết.

Ngoài ra còn bạc 975 (nhưng loại bạc này không phổ biến), bạc 975 có màu trắng đục gần giống bạc ta.

Dựa vào màu sắc chúng ta có thể phân biệt được các loại bạc khác nhau…

Trên đây mới chỉ là cách phân biệt bằng mắt thường dựa vào màu sắc, tuy nhiên có thể chúng chưa đủ đối với nhiều người. Bởi vậy Felo.vn đã có riêng một bài viết cụ thể chi tiết về các loại bạc trong ngành trang sức, trong đó nêu đủ những đặc tính như màu sắc, độ cứng, khả năng phản chiếu ánh sáng, độ nhẵn, bóng,vv… Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn để dễ dàng so sánh các yếu tố khác nhau, bạn có thể đọc thêm ở trong bài viết.

Có thể nói, bạc 925 với những ưu điểm vượt trội đã mở ra một thời kỳ hoàng kim cho ngành trang sức hiện nay. Công thức 92.5% khối lượng bạc + 7.5% kim loại khác là nền tảng để các dòng bạc Ý, Thái, xi,vv… ra đời, đưa lĩnh vực kim hoàn nói chung và ngành trang sức bạc nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Mua bạc 925 sterling ở đâu?

Với kinh nghiệm cũng như sự tiếp thu tối đa thành tựu ngành trang sức bạc hiện nay, Felo chính là nơi đáng tin cậy để bạn có thể lựa chọn một món trang sức phù hợp cho riêng mình. Hãy ghé thăm shop chúng tôi và trải nghiệm ngay bạn nhé!

Trang sức Felo – Vừa đủ những gì bạn cần