Cách Từ Chối Ứng Viên Của Nhà Tuyển Dụng Ngành Nhà Hàng, Mẫu Thư Từ Chối Ứng Viên Tinh Tế Và Ít Đau Thương Update 07/2025

Việc nhận diện được ứng viên và đưa ra những lời từ chối khi cần thiêt là một việc làm quan trọng không kém việc tuyển dụng được người tài.Từ chối cũng là một phần kỹ năng giao tiếp khéo léo cần thiết của một nhà tuyển dụng. Thay vì không lựa chọn những ứng cử viên không phù hợp thì một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ biết cách từ chối hài hòa, vui vẻ và để lại những ấn tượng tốt trong lòng mỗi ứng viên.

Đang xem: Cách từ chối ứng viên của nhà tuyển dụng

3. Đưa ra một phản hồi trung thực về lý do tại sao họ không được chọn

Sẽ rất hữu ích cho ứng viên nếu họ biết được lí do vì sao họ bị từ chối. Vì vậy, hãy cho ứng viên biết nếu họ thiếu các kiến thức chuyên môn cần thiết để họ có cơ hội cải thiện những thiếu sót đó. Việc gửi đi một email từ chối chung chung, không mang tính thực tiễn sẽ khiến các ứng viên không muốn ứng tuyển vào công ty của bạn một lần nữa.

4. Không từ chối ứng viên trực tiếp ngay sau cuộc phỏng vấn

Có thể ngay sau phỏng vấn bạn đã biết được ứng viên đó thật sự không phù hợp với vị trí mà công ty mình đang tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà thẳng thừng từ chối ứng viên ngay. Bởi lúc này ứng viên chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý nên việc từ chối trực tiếp sẽ làm tổn thương cái tôi của họ. Không chỉ là buồn, thất vọng về bản thân, việc từ chối trực tiếp còn khiến ứng viên bị ám ảnh thất bại và vô tình gây ác cảm với công ty bạn. Thậm chí sau nhiều năm ứng viên cũng không muốn ứng tuyển vào công ty của bạn nữa và ngay cả các cơ hội hợp tác kinh doanh họ cũng sẵn sàng từ chối.

Do đó thay vì từ chối ứng viên trực tiếp trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên khéo léo để ứng viên biết mình chưa đủ trình độ và kinh nghiệm cho vị trí tuyển dụng bằng cách thẳng thắn chia sẻ mặt thiếu xót, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tại. Điều này không chỉ giúp ứng viên rút ra được nhiều kinh nghiệm cho các lần phỏng vấn tiếp theo mà còn giúp họ cảm thấy được sự quan tâm, sự nhiệt tình từ người phỏng phấn là đại diện cho hình ảnh chuyên nghiệp của công ty. Nhà tuyển dụng cũng có thể gợi ý và khuyến khích ứng viên tham gia các khóa học nâng cao kiến thức và bổ trợ kĩ năng để họ có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Mặc dù chưa thành công trong lần phỏng vấn này nhưng với những chia sẻ và trao đổi thắng thắn, chân thành chắc chắn các ứng viên sẽ nhanh chóng nguôi ngoai nỗi buồn và thay vào đó là một nhiệt huyết mạnh mẽ phấn đấu cho sự nghiệp. Và biết đâu trong tương lai người ứng viên đó sẽ trở thành khách hàng hoặc đối tác lớn của công ty cũng nhờ vào những thiện cảm và cách từ chối khéo léo từ buổi phỏng vấn.

5. Không từ chối bằng sự im lặng

Đây cũng là con dao hai lưỡi, một lưỡi giúp bạn giải quyết nhanh gọn mọi thứ, những đồng thời lưỡi kia sẽ tố cáo về phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của bạn. Để cho ứng viên chờ đợi kết quả trong tâm trạng mong ngóng, còn phía bạn từ lâu đã gạt bỏ họ ra khỏi mối quan tâm của mình. Điều đó còn chứng tỏ bạn là một nhà tuyển dụng “kém chuyên” và vô trách nhiệm với công việc. Vì thế hãy nhẹ nhàng từ chối ứng viên trong kết quả trả về. Và nhớ đừng quên sử dụng những lời lẽ động viên, khích lệ cho họ một động lực tìm kiếm công việc mới.

Xem thêm: Cách Chơi Dragon Age : Bóng Đêm Thức Tỉnh, Code Dragon Age Mới Nhất 2021

6. Một cuộc điện thoại từ chối sẽ gây khó xử cho cả hai bên

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng thông báo qua điện thoại cho ứng viên biết họ không được công ty lựa chọn là một cách từ chối lịch sự. Tuy nhiên trên thực tế điều này là hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn gây khó xử cho cả hai bên.

Chưa kể đến việc nhà tuyển dụng sẽ không thể biết chính xác được đâu là thời gian ứng viên có thể tiếp chuyện. Do đó, thay vì gọi điện thông báo kết quả trực tiếp, nhà tuyển dụng có thể thông báo kết quả cho ứng viên thông qua email. Điều này vừa giúp ứng viên biết được kết quả nhanh, chính xác, chi tiết mà lại giúp họ tránh được những cảm xúc tiêu cực, khó xử.

7. Giúp đỡ ứng viên bị từ chối để họ có thêm kinh nghiệm phỏng vấn

Đối với những ứng viên bị từ chối, hãy đề cập thẳng thắn những thiếu sót và những thế mạnh của họ để họ có thêm kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn việc làm khác. Ví dụ, bạn có thể đề xuất ứng viên nên tham gia một khóa học nào đó để nâng cao kiến thức, hoặc phát huy tính sáng tạo trong lĩnh vực mà họ am hiểu. Nói chung là hãy có những đóng góp theo hướng tích cực, như vậy thì dù bị loại nhưng họ sẽ không nảy sinh ác cảm với công ty, thậm chí là còn cảm kích bạn vì đã chỉ ra điểm yếu. Tuy nhiên, chú ý tới giọng điệu khi trao đổi, cần nói thật từ tốn và hòa nhã để ứng viên không cảm thấy đang bị ‘dạy đời’.

Trong công việc hay mọi hoạt động hằng ngày việc rèn luyện kỹ năng là một việc làm rất có ích, có nhiều kỹ năng sống và kỹ năng làm việc sẽ giúp chúng ta tự tin và vững tâm hơn trên mọi chặng đường. và trong khâu lựa chọn nhân tài nếu có kỹ năng khéo léo xử lý tình huống chúng tôi tin rằng các nhà tuyển dụng sẽ thực hiện tốt, và xử lý một cách chuyên nghiệp nhất để hòa đồng cả 2 bên.

Xem thêm: Cách Con Trai Từ Chối Tình Cảm, Cách Để Từ Chối Tình Cảm Khéo Léo

Hi vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích một phần cho các nhà tuyển dụng trong khâu lựa chọn và từ chối ứng viên. Người phỏng vấn chính là đại diện của công ty, doanh nghiệp, chính vì vậy hãy thể hiện sự khôn khéo khi thông báo kết quả phỏng vấn dù là đồng ý hay từ chối nhé.Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi. Chúc các bạn luôn vững bước thành công.