Suy thậnlà tình trạng chức năng thận không hoạt động tốt như bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Để hiểu hơn về suy thận, mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết!
Tìm hiểu về bệnh suy thận
Bệnh suy thận là gì?
Thận là một cặp cơ quan nằm sau lưng, mỗi quả thận nằm ở một bên cột sống, phía trên eo của bạn. Đây là cơ quan giúp lọc máu, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể qua nước tiểu.Suy thậnxảy ra khi thận mất dần khả năng lọc máu dẫn đến các chất độc hại đọng lại trong cơ thể.
Bạn đang xem: Bệnh suy thận là gì
Suy thận là khi thận giảm khả năng lọc máu
Suy thận gồm cấp tính và mạn tính. Trong đó:
➢Suy thận cấp tính:Là hội chứng suy giảm hoặc mất tạm thời chức năng lọc của thận. Bệnh xảy ra nhanh trong vòng vài giờ cho đến vài ngày. Tình trạng này không đáng lo ngại nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
➢Suy thận mạn tính:Chức năng lọc của thận mất đi trên 1/3, mức độ hư hại của thận tăng theo thời gian. Nguy cơ tử vong củabệnh thận mạn tínhcao nếu không được chạy thận, ghép thận kịp thời.
Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Bệnh suy thận không nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm. Lúc này chỉ cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa có thể khôi phục chức năng thận.
Trường hợp không điều trị kịp thời, suy thận chuyển biến thành dạngbệnh thận mạn tínhcó thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, một số biến chứng thường gặp của bệnh gồm:
Huyết áp cao, giữ nước, phù phổi (dịch trong phổi) Tăng kali máu dẫn đến giảm hoạt động tim, nguy hiểm đến tính mạng Nguy cơ loãng xương, gãy xương Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương có thể dẫn tới co giật Biến chứng ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục
Bệnh suy thận có chữa được không?
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa trị thành công của bệnh nhân suy thận bao gồm loại và giai đoạn suy thận, tình trạngsức khỏecủa người bệnh, quá trình điều trị, sinh hoạt và ăn uống.
Suy thận cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh có sức khỏe tốt, bệnh chữa trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp suy thận mạn tính, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn căn cứ vào mức độ tổn thương, giai đoạn bệnh.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh chỉ cần tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sẽ giúp cải thiện nhanh chóng. Trường hợp phát hiện suy thận ở những giai đoạn cuối, người bệnh cần tiến hành chạy thận, lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
Bệnh nhân suy thận thực hiện lọc máu, chạy thận 2-3 tuần/lần có thể sống được 5-10 năm. Có trường hợp, khả năng sống của người bệnh kéo dài 20-30 năm. Trường hợp người bệnh thực hiện ghép thận có thể sống 15-20 năm và không cần lọc máu định kỳ.
Dấu hiệu nhận biết suy thận
Biểu hiện của bệnh suy thận khác nhau dựa trên mức độ, loại suy thận. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu suy thận phổ biến gồm:
➢ Suy thận cấp tính
Phù tay, chân và mặt Co giật Hôn mê Đãng trí Hôn mê Đau lưng Xét nghiệm máu và nước tiểu bất thường Huyết áp cao bất thường
➢ Suy thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính thường xảy ra âm thầm và rất ít triệu chứng ở những giai đoạn đầu. Bệnh nhân mắc suy thận mạn có thể không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cho đến khi chức năng thận giảm 10-20%. Lúc này, các dấu hiệu bệnh suy thận có thể gồm:
Xét nghiệm máu và nước tiểu có sự bất thường Huyết áp cao kéo dài Cân nặng sụt giảm rõ rệt Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) Buồn nôn, nôn Đau lưng cạnh sườn Ăn mất ngon Đau ngực, hụt hơi, khó thở Hôn mê Dễ bầm tím Ngứa rát toàn thân Xương yếu, dễ gãy Da chuyển sang màu nâu vàng Chân, tay, mặt có dấu hiệu phù lên Khó ngủ, thường xuyên tiểu đêm
Suy thận gây đau cạnh sườn lưng
Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận
Nguyên nhân suy thận có thể do thói quen sinh hoạt, bệnh lý nền sẵn có, di truyền… Trong đó phổ biến là các nguyên nhân:
Bệnh viêm cầu thận
Bệnh gây tổn thương chức năng lọc của thận. Viêm cầu thận bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy thận.
Bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch
Bệnh lupus và các bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, tấn công thận dẫn đến suy thận.
Các tổn thương thận
Sỏi thận, thận hư, tuyến tiền liệt mở rộng ở nam giới hoặc khối u ở thận đều tăng nguy cơ suy thận
Thói quen nhịn tiểu
Gây áp lực lên bàng quang, giảm chức năng của thận, lâu dần có thể dẫn tới suy thận.
Không uống đủ nước
Không uống đủ 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày khiến khả năng loại bỏ độc tố qua đường nước tiểu kém, tăng khả năng tích tụ cặn bã gây suy thận.
Ăn mặn
Thói quen xấu này ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiết niệu lâu dần có thể dẫn đến suy thận.
Thói quen ăn mặn ảnh hưởng đến thận
Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng như: Bị bệnh đường tiết niệu, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, người huyết áp cao, tiểu đường, tuổi cao…
Tìm hiểu thêm các bệnh lý thận liên quan:Thận yếu,thận hư,thận ứ nước,suy thận,yếu sinh lý,Xuất tinh sớm,Rối loạn cương dương,Thuốc bổ thận tráng dương
Các yếu tố có nguy cơ cao mắc suy thận
Yếu tố tăng nguy cơ suy thận cấp
Trên 50 tuổi: Những người cao tuổi khả năng lọc của thận giảm dẫn đến nguy cơ suy thận cấp Người mắc bệnh động mạch ngoại vi: Bệnh gây tắc nghẽn mạch máu ở chân, tay dẫn đến suy thận cấp Mắc các bệnh về tim Người từng mắc các bệnh về thận như viêm cầu thận, thận hư, sỏi thận Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân Bệnh đái tháo đường Bệnh tăng huyết áp Bệnh gan
Yếu tố tăng nguy cơ suy thận mạn
Người trên 50 tuổi Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận Bệnh đái tháo đường Bệnh tăng huyết áp Bệnh tim Hút thuốc lá Béo phì Có nồng độ cholesterol trong máu cao
Các phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận
Chẩn đoán lâm sàng
Phù:Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể phù ít, phù nhiều hoặc không phù. Nếu có biểu hiện phù tay, chân, mặt, rất có thể bạn bị suy thận
Thiếu máu:Tình trạng thiếu máu nhẹ hay nặng tùy theo giai đoạn. Trường hợp suy thận càng nặng càng khiến thiếu máu nhiều.
Một số biểu hiện khác như: Suy tim, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, đau lưng, ngứa, chuột rút, hôn mê, viêm màng ngoài tim…
Chẩn đoán lâm sàng giúp phát hiện những bất thường của cơ thể
Chẩn đoán cận lâm sàng
Tăng ure máu, giảm hệ sốcreatininmáu, mức lọc cầu thận giảm, kali máu có thể tăng hoặc giảm, phospho máu tăng, calci máu giảm hoặc tăng. Ngoài ra, chỉ số protein niệu ở bệnh nhân suy thận thường cao.
Căn cứ vào mức lọc cầu thận
Mức lọc cầu thận ở người bình thường là 120ml creatinin/phút. Ở người suy thận, mức độ lọc này chỉ từ 5-90 tùy theo giai đoạn bệnh.
Suy thận có bao nhiêu cấp độ
Suy thận được phân thành năm cấp độ (giai đoạn) khác nhau. Trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn rất nhẹ, giai đoạn 5 là giai đoạn nặng nhất hay còn gọi là suy thận hoàn toàn. Các biến chứng, triệu chứng của suy thận tăng lên ở các giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn 1
Là giai đoạn tổn thương thận rất nhẹ. Mức lọc cầu thận giai đoạn này ≥ 90 ml/phút/1,73m2. Người bệnh có thể không cảm nhận triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn này.
Thông thường, việc phát hiện suy thận giai đoạn 1 thường do quá trình khám sức khỏe tổng quát. Suy thận giai đoạn này có thể chữa trị và kiểm soát tốt khi người bệnh tuân thủ phương pháp điều trị, chế độ sinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ.
Xem thêm: Bandwagon Là Gì – Bandwagon Effect Là Gì
Giai đoạn 2
Suy thận giai đoạn 2 vẫn được xem là tình trạng nhẹ tuy nhiên lúc này cơ thể đã có một số vấn đề dễ phát hiện như protein trong nước tiểu bất thường, người bệnh thường xuyên buồn nôn, nôn, đi tiểu đêm…Suy thận giai đoạn 2 có mức lọc cầu thận từ 60 đến 89 ml/phút/1,73m2, có thể kiểm soát tốt khả năng lọc của thận theo chỉ định bác sĩ.
Giai đoạn 3
Suy thận giai đoạn 3 được xem là giai đoạn vừa, thận có những biểu hiện không hoạt động tốt rõ ràng hơn. Lúc này mức lọc cầu thận ở mức 30 đến 59 ml/phút/1,73m2. Giai đoạn 3 đôi khi được chia thành 3A và 3B tùy theo khả năng lọc của thận.
Một số triệu chứng phổ biến ở giai đoạn 3 bao gồm: Sưng tay, sưng chân, đau lưng, buồn tiểu thường xuyên… Bệnh nhân suy thận giai đoạn 3 cần tuân thủ liệu trình, đơn thuốc và các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Giai đoạn 4
Giai đoạn này được xem là suy thận trung bình đến nặng. Mức lọc cầu thận chỉ đạt 15 đến 29 ml/phút/1,73m2. Giai đoạn 4, thận của người bệnh suy giảm chức năng rõ rệt nhưng bạn chưa bị suy thận hoàn toàn. Ngoài các biểu hiện ở 3 giai đoạn trước, giai đoạn này thường kèm theo các biến chứng như bệnh lý về xương khớp, huyết áp cao, thiếu máu. Các phương pháp điều trị giúp làm chậm quá trình hư tổn hoàn toàn của thận.
Giai đoạn 5
Giai đoạn 5 còn được gọi là giai đoạn cuối hay suy thận hoàn toàn. Lúc này, mức lọc cầu thận của người bệnh dưới 15 ml/phút/1,73m2. Người bệnh xuất hiện các biến chứng rõ ràng như suy kiệt cơ thể, nôn mửa, ngứa da… Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cần lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Các cách điều trị suy thận
Phương pháp chữa trị đối với bệnh nhân nhẹ
+ Điều trị theo nguyên nhân
Chữa suy thận theo nguyên nhân là cách giúp ngăn chặn, loại bỏ yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh nặng hơn, phòng ngừa tái phát. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh suy thận như viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư, thói quen ăn uống, sinh hoạt…
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, nên thăm khám bác sĩ y khoa để biết được nguyên nhân gây suy thận có phải do một bệnh lý có sẵn trong cơ thể giúp điều trị triệt để.
Điều chỉnh thói quen ăn uống giúp thận khỏe mạnh
+ Chữa suy thận theo biến chứng
Trường hợp suy thận gây ra các biến chứng như ứ dịch, dư thừa acid, tiểu đường, thiếu máu, yếu xương… Việc chữa trị giảm mức độ nghiêm trọng của các biến chứng do suy thận là rất quan trọng. Mỗi dạng biến chứng do suy thận lại có một phương pháp điều trị khác nhau:
Ứ dịch:Tăng cường uống nước, hạn chế ăn muối Thiếu máu:Bổ sung sắt, tiêm sắt để duy trì quá trình tạo hồng cầu Yếu xương:Bổ sung thực phẩm chứa vitamin D, canxi, photpho Dư thừa acid:Sử dụng các thuốc kháng acid
Ngoài ra, người bệnh sẽ được sử dụng các cách điều trị căn cứ vào loại biến chứng, tình trạng bệnh.
+ Điều trị suy thận theo đông y
Các bài thuốc đông y điều trị suy thậngiúp nâng cao sức khỏe, điều hòa khí huyết hiệu quả. Một số bài thuốc phổ biến gồm:
Chữa thận dương hư
Nguyên liệu: 8g đương quy, 12g đỗ trọng, 16g địa hoàng thán, 8g quế quảng, 8g phụ tử chế, 12g lộc giác giao, 10g kỷ tử.
Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc cùng 6 bát nước, uống mỗi ngày 1 thang trong 12 tuần.
Chữa can thận âm hư
Nguyên liệu: 10g trạch tả, 10g sơn dược, 10g kê túc, 12g phục linh bì, 10g đan bì, 15g nữ trinh từ, 15g kỷ tử, 12g liên thảo, 12g rễ cỏ xước, 15g tang ký sinh. Tất cả các nguyên liệu trên sắc với khoảng 6 bát nước và đun đến khi còn một nửa thì bắc ra để uống.
Dùng cao bổ thận trị suy thận
Cao bổ thận Tâm Minh Đường là sản phẩm được làm từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm, dược tính cao giúp hỗ trợ điều trị suy thận. Thành phần cao bổ thận gồm tơ hồng xanh, dây đau xương, cẩu tích, cỏ xước, xích đồng, tục đoạn… chữa trị phục hồi thận từ bên trong cơ thể, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Phương pháp điều trị đối với bệnh nhân suy thận nặng
Suy thận giai đoạn cuối là khi chức năng lọc máu và chất thải của thận giảm xuống dưới 50%.
Khi đó thì bạn chỉ có một trong hai lựa chọn điều trị đó là ghép thận và lọc máu gồm:chạy thận nhân tạohoặc giải phẫu tách màng bụng. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị suy thận nào là tốt nhất đối với bạn.
Địa chỉ điều trị suy thận tốt có thể kể đến như: Bệnh viện thận Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai hay ở TPHCM thì có bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện Chợ Rẫy.
Các biện pháp phòng ngừa
???? Thay đổi lối sống
???? Ăn những thực phẩm ít béo, ít muối
???? Hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, đồ khô, đồ muối
???? Tăng cường magie ổn định chức năng thận bằng cách ăn nhiều rau xanh, các loại hạt ngũ cốc
???? Giữ huyết áp 140/90 mm Hg
???? Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để ngăn ngừa nguy cơ béo phì,cao huyết áp, giúp ngủ ngon hơn
???? Không hút thuốc lá, uống rượu bia
???? Uống đủ nước để thận đào thải chất độc hiệu quả hơn
???? Kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu và nồng độ đường thường xuyên, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, bạn hãy chú ý kiểm soát, phòng ngừa và điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng không mong muốn của bệnh! Đừng quên thăm khám bác sĩ, thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện, điều trị khoa học, an toàn.
Thuốc chữa suy thận tốt nhất hiện nay
Chế độ ăn uống khoa học kết hợp với các phương pháp điều trị bảo tồn, khoa học được coi là biện pháp hữu hiệu nhất giúp điều trị bệnh suy thận hiệu quả. Đây cũng là hướng đi mà phòng YHCT Tâm Minh Đường – An Dược ứng dụng trong sản phẩm Cao Bổ Thận, nhờ đó cho kết quả điều trị rất khả quan.
Cao Bổ Thận là bài thuốc đặc trị suy thận được điều chế từ 6 vị dược liệu: Cẩu tích, xích đồng, tơ hồng xanh, dây đau xương, tục đoạn, cỏ xước. Mỗi vị thuốc lại có một chức năng riêng biệt, khi được kết hợp theo tỷ lệ tiêu chuẩn sẽ tạo nên cơ chế điều trị vượt trội.
Xem thêm: Thành Phẩm Là Gì – Thành Phẩm, Hàng Hóa Là Gì
Đặc biệt,Cao Bổ Thận Tâm Minh Đườngcủa nhà thuốc được bào chế dưới dạngTHANG THUỐC ĐÔNG Ytruyền thống nhằm đảm bảo tối đa dược tính của các vị thuốc theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không có điều kiện tự sắc thuốc và có mong muốn nhờ nhà thuốc sắc hộ, đóng gói thành phẩm để thuận tiện sử dụng thì nhà thuốc cũng sẽ hỗ trợHOÀN TOÀN MIẾN PHÍtheo yêu cầu của bệnh nhân.
Chuyên mục: Sức Khỏe