Đạo tin lành là gì? Update 11/2024

Việt Nam là một quốc gia có tôn giáo khá đa dạng như đạo phật, công giáo, đạo thiên chúa, đạo tin lành, đạo cao đài…. Mỗi tôn giáo đều có những bản sắc riêng biệt cũng như tín ngưỡng và định hướng riêng mà những người theo đạo luôn phải thực hiện theo. Đạo tin lành là một trong số những tôn giáo mặc dù số tín đồ không nhiều nhưng lại khá nổi tiếng trong nước, rất nhiều người tò mò về đạo giáo này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về đạo tin lành là gì để những ai quan tâm có thể hiểu thêm.

Nguồn gốc ra đời của đạo tin lành

Đạo tin lành cùng với Công giáo vốn là hai nhánh nhỏ của đạo Kitô giáo. Đây là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.

Tuy nhiên trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Thế kỷ XVI là mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản. Phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo.

Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ… Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng. Và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như Công giáo. Nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi. Từ đó ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam.

Tổ chức của đạo Tin lành

Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản.

Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.

Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành

Cũng giống như nhiều đạo giáo khác, Đạo Tin lành cũng có những tín ngưỡng và định hướng riêng biệt. Đạo tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.

Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong Công giáo. Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

Đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục, quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.

Nghi lễ của đạo Tin lành

Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản nên những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”

  • Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật.
  • Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu.
  • Tín đồ đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo.
  • Tín đồ Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về đạo tin lành, nếu bạn quan tâm đến đạo giáo này thì có thể tham khảo thêm từ những tín đồ của đạo Tin lành. Theo dõi 35express để cập nhập nhiều thông tin hay.

Bạn có thể tham khảo thêm các từ khóa liên quan tới Đạo tin lành là gì?: Tiếng anh, tiếng nhật, tiếng trung, người theo đạo tin lành, hội thánh tin lành, còn gọi là đạo gì, người theo, người đứng đầu đạo,…