Hướng Dẫn Cách Chơi Undertale, Hướng Dẫn Cách Đạt Được True Pacifist Update 11/2024

Undertale là một game RPG được xây dựng kịch bản, soạn nhạc và phát triển hầu hết bởi Toby Fox trên nền GameMaker và được gây vốn qua KickStarter. Đơn giản thế thôi!

*

Hành trình của người chơi trong Undertale bắt đầu rất đơn giản và có phần clichés. Khi khởi động game, một đoạn cut-scene sẽ giới thiệu về bối cảnh của Undertale: từ rất lâu rồi, con người và quái vật chung sống hòa bình với nhau nhưng một ngày nọ, mâu thuẫn nảy sinh và hai giống loài rơi vào tình trạng chiến tranh, cuối cùng con người là kẻ chiến thắng và quái vật bị phong ấn mãi mãi trong lòng đất. Và dĩ nhiên rồi, nhiều năm sau đó thì một cậu bé (hay cô bé) vì một lý do bí ẩn nào đó đã rơi xuống thế giới của quái vật trong lòng đất và bắt đầu hành trình của mình.

Đang xem: Cách chơi undertale

Người chơi cũng sẽ bắt đầu bằng việc đặt tên cho nhân vật chính, sau đó sẽ gặp “người bạn” đầu tiên, một bông hoa nhỏ tên là Flowey. Sau khi “hướng dẫn” cho nhân vật chính về cách thức hoạt động của thế giới dưới lòng đất này, thì đoạn nhạc nền vui tươi bắt đầu méo mó và Flowey sẽ nói với bạn: “Đồ ngu, chết đi.” Nhưng dĩ nhiên bạn sẽ được cứu bởi Toriel, một NPC rất độc đáo. Bà là một quái vật mang hình hài của loài dê và sẽ là người tiếp theo hướng dẫn cho chúng ta cách sinh tồn ở thế giới này khi đối mặt với các puzzle. Tôi thực sự rất ấn tượng với nhân vật này, gần như tôi chưa bao giờ gặp một NPC tương tự trong suốt nhiều năm chơi game, một nhân vật mang hình ảnh của người mẹ đối với nhân vật chính. Từ BGM cho đến các câu thoại ấm áp và đáng nói nhất là cử chỉ nắm tay người chơi qua một bãi chông. Một NPC rất đáng nhớ đối với tôi.

*

Chỉ với đoạn hướng dẫn được biên kịch cực kì xuất sắc đó thôi, Toby Fox đã giới thiệu đến người chơi tất cả các yếu tố “ăn tiền” nhất trong trò chơi và kèm với một thông điệp: “Hãy sẵn sàng cho những điều bất ngờ!” và thật vậy, xuyên suốt trò chơi sẽ là vô số bất ngờ kì lạ ở thế giới dưới dòng đất này!

Đầu tiên phải nói đến hệ thống combat. Lại là turn-based RPG thôi, nhưng khoan hãy thở dài, cái turn-based này nhiều hơn là chỉ “theo lượt” đấy! Chúng ta sẽ khoan hãy nói đến “tấn công” trong combat của Undertale mà hãy nói đến “phòng thủ” trước. Để phòng thủ trước một đòn đánh của kẻ địch, người chơi sẽ được đưa vào một minigame với phong cách Bullet Hell của Touhou Project, linh hồn của nhân vật chính sẽ được tượng trưng qua hình ảnh một trái tim và cứ thế mà né đạn để giữ máu thôi! Sự kết hợp giữa “theo lượt” và “thời gian thật” này mang đến một hệ thống combat rất hấp dẫn, không bao giờ bị nhàm chán suốt game. Mang tiếng là lấy ý tưởng từ Touhou Project nhưng cái trò né đạn của Undertale lại công bằng hơn rất nhiều, dù sao thì nó chỉ đóng vai trò là một minigame thôi. Những làn đạn sẽ mỏng hơn, to hơn để dễ né hơn và không phải lúc nào cũng chỉ là né một loạt đạn và lồng ghép vào đó là rất nhiều hình thức khác nữa!

*

“Chúng tôi hiểu rằng những game thể loại này có thể trông khá đáng sợ cho phần lớn người chơi. Có lẽ nó nên được gọi là “Bullet Heaven” hay “Bullet Hell Jr” thì hơn!” – Toby Fox.

Tiếp theo sẽ là “tấn công” hay đôi khi chỉ là “phản ứng” với kẻ địch khi đến lượt của mình. Untertale giới thiệu cho người chơi hai lựa chọn khác là “Act” và “Mercy” bên cạnh “Fight”, “Items” như các RPG truyền thống. Đây chính là yếu tố làm nên tên tuổi cho trò chơi này, thay vì thẳng tay giết hại bọn quái vật bạn gặp trên đường đi và không hề cảm thấy gì khác cho chúng ngoài vai trò là điểm kinh nghiệm thì Undertale thực sự đã “thổi hồn” vào các quái vật. Giờ đây, các quái vật bạn đụng độ đều có tính cách và câu chuyện riêng của mình, Undertale khuyến khích bạn “trò chuyện”, “ôm”, “cười”,… với chúng hơn là đổ máu. Và những hành động này không chỉ đơn giản là sẽ giải quyết cuộc chiến trong hòa bình và nhàm chán, người chơi sẽ phải tìm hiểu về hoàn cảnh của một quái vật trong suốt cuộc chiến và từ đó chọn ra những hành động phù hợp. Để quá trình này trở nên thú vị hơn thì Toby đã khéo léo lồng vào những trò đùa thú vị (đôi khi nhạt nhẽo đến buồn cười) hay cách điệu lại đòn đánh của bọn quái vật, ví dụ như: nước mắt của một con ma buồn bã, những con ếch nhảy khắp nơi hay những chú chó ngoạm xương chạy qua chạy lại,… Ngoài ra thì tùy vào số lượng quái vật bạn gặp và những kịch bản khác nhau cũng sẽ được bày ra, khiến combat của Undertale sẽ là một trò social puzzle hơn là đánh nhau thực sự!

*

“Nếu mà chúng ta có thể nói chuyện với những quái vật đó thì biết đâu bạn có thể làm bạn với chúng hay thậm chí là trở thành đồng minh, như vậy mới thú vị chứ!” – Toby Fox.

Xem thêm: Gnar Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Chơi Gnar Top Mua 6, Gnar Mùa 11

Thế giới dưới lòng đất của Undertale cũng tỏ ra thú vị không kém để bổ trợ cho các yếu tố trên, vì vậy những NPC bạn gặp trên đường đều có những câu thoại rất thú vị và hài hước. Đôi khi là một trò đùa, đôi khi là bàn tán về những sự kiện trong game thông qua ảnh hưởng của nhân vật chính hoặc thú vị hơn cả là “phá vỡ bức tường thứ 4” để nói chuyện với chúng ta, những người bên ngoài màn hình và mỉa mai sự rập khuôn đến mức định kiến của các trò chơi RPG khác! Undertale thực sự đã khiến tôi phải đi lòng vòng khắp nơi để nói chuyện với tất cả NPC xem họ có bất ngờ gì dành cho mình không, tuy nhiên những đoạn back-tracking như vậy không hề nhàm chán hay gượng ép mà lại rất vui, nó khiến tôi thực sự đã quay về để gặp lại tất cả NPC trước khi kết thúc hành trình dưới lòng đất ở cuối game và động lực của quá trình này là cảm xúc chứ không hề là vì bản đồ của game có một thiết kế thú vị hay một yếu tố tính năng nào đó! Với đồ họa 2D phân giải thấp của GameMaker thì Undertale đã chọn cho mình phong cách dễ thương và ngây ngô, nhưng chính vì vậy mà thế giới của Undertale lại tỏ ra rất gần gũi và hoài niệm như những game RPG cũ kĩ mà ta chơi từ khi còn nhỏ vậy, hay nói chính xác là hình ảnh của huyền thoại Earthbound cũng như chính Toby đã thừa nhận cảm hứng của anh khi xây dựng thế giới này là từ tựa game tuổi thơ Earthbound.

Và để thế giới đó thực sự ý nghĩa và đáng nhớ, Undertale sẽ đưa ra 3 con đường chính để bạn hoàn thành trò chơi và độ khó của chúng cũng hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể thoát khỏi lòng đất một mình sau khi vượt qua cuộc chiến cuối cùng hay bạn sẽ quay lại để tìm kiếm một kết cục tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, hoặc thậm chí là quay lại để… tàn sát tất cả? Quyết định nằm trong tay bạn và nó được thể hiện xuyên suốt game, ngay cả khi bạn đối mặt với một con ếch từ đầu game thì vận mệnh của thế giới này đã có thể được quyết định chỉ trong khoảnh khắc đó. Đôi khi độ khó được quyết định không phải là vì một trận đấu boss khó nhằn nhưng là vì liệu bạn có sẵn sàng xuống tay với những nhân vật mà mình đã từng rất thân thiết không?

*

“Tôi để ý rằng trong các trò chơi hiện nay, đôi khi làm người tốt lại là hành trình dễ dàng nhất. Tuy nhiên nếu nó dễ quá thì thành quả của nó sẽ không ý nghĩa gì cả!” – Toby Fox.

Xem thêm: Cách Chơi The Sim Online – The Sims 4 Câu Hỏi Thường Gặp The Sims

Nhưng sẽ thật là thiếu xót nếu như không nói về bộ soundtrack tuyệt vời của Undertale, một trong những yếu tố được đánh giá rất cao bởi tôi (và có lẽ là nhiều người nữa). Bên cạnh việc lựa chọn và áp dụng những bản BGM riêng biệt vô cùng tinh tế ở từng phân đoạn trong game thì những bản nhạc được chính tay Toby soạn lại có những liên hệ hết sức thú vị với nhau. Cùng một giai điệu nhưng cách chúng được thể hiện lại khác nhau hoàn toàn về nhạc cụ, âm hưởng hay cảm xúc mang lại cho người nghe. Hoài niệm và nhớ nhung với “Memory” nhưng lại hào hùng và hoành tráng với “Hopes and Dreams”, và còn rất nhiều các bản nhạc với giai điệu tương tự nhưng cách nó được thể hiện và ứng dụng có thể nói là rất lão luyện và xuất sắc, một lần nữa chứng tỏ cho tài năng đặc biệt của Toby Fox.

Tôi chỉ vừa hoàn thành Undertale vào ngày hôm qua thôi, mất 11 giờ chơi cho cả 2 route là NeutralTrue Pacifist, cơ mà chắc hành trình vào lòng đất của tôi đến đây là ngừng được rồi, tôi chẳng muốn đi tiếp route còn lại là Genocide đâu!