Học Cách Từ Chối Công Việc Sếp Giao, Nghệ Thuật Từ Chối Nhận Thêm Việc Từ Sếp Update 01/2025

Bạn đang đối diện với một khối lượng công việc quá tải nhưng sếp vẫn không ngừng đưa ra những yêu cầu mới? Bạn không biết cách từ chối công việc sếp giao như thế nào để có thể dung hòa mong muốn của hai bên? Cùng Việc tốt nhất tham khảo một vài tuyệt chiêu dưới đây nhé!

Nói “không” với sếp có lẽ là bài toán khó nhằn nhất của một nhân viên. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn phải im lặng để làm theo mọi yêu cầu không hợp lý của cấp trên. Vậy làm thế nào để từ chối sếp mà không bị ghét và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến, chỗ đứng của mình?

Cân nhắc yêu cầu của sếp nằm ở mức độ nào

Khi nhận được yêu cầu của cấp trên, hãy khoan vội đồng ý hoặc từ chối. Thay vào đó bạn phải tự dự đoán được công việc đó nằm trong tầm quan trọng hay mang tính chất “sai vặt”. Đồng thời cân nhắc xem khối lượng việc của mình ở thời điểm hiện tại có bị ảnh hưởng gì không sau đó mới quyết định.

Đang xem: Cách từ chối công việc sếp giao

Những việc nhỏ tuy dễ làm nhưng lại chiếm không ít thời gian, nếu cấp trên cứ liên tục đưa ra kiểu công việc này sẽ khiến cho tiến độ làm việc của bạn bị chậm lại. Nếu được, hãy trình bày rõ ràng nhiệm vụ của mình cũng như thời hạn để kịp hoàn thành chúng để đưa ra lời từ chối với cấp trên.

Nhưng nếu đó là các dự án quan trọng thì bạn sẽ ứng xử như thế nào đây? Hãy hỏi sếp vềcách thực hiện dự án, deadline, số người cùng tham gia. Nhớ kiểm tra xem lại những công việc mình đang phụ trách để chắc chắn rằng nếu nhận thêm việc sẽ không bị tác động gì.

*

Cân nhắc yêu cầu của sếp giao ở mức độ nào để quyết định

Trình bày lý do thuyết phục nếu như buộc phải từ chối sếp

Cách từ chối công việc sếp giao trong yên ổn chính là không vội vàng nói thẳng, vì điều đó sẽ khiến bạn thêm bị ghét bạn mà thôi. Hãy trình bày lý do rõ ràng, cụ thể như bạn không còn thời gian nghỉ ngơi, lịch làm việc đã dày kín, nếu thêm việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất công việc. Giải thích một cách khéo léo sẽ giúp sếp hiểu và thông cảm cho trường hợp của bạn.

Xem thêm: Phần Mềm Độc Hại Là Gì ? Khái Niệm Các Phần Mềm Độc Hại

Bên cạnh đó, việc thừa nhận năng lực của bản thân không đủ để đảm nhận công việc cũng là một bí quyết hiệu nghiệm, tránh làm mất nhiều thời gian cho đôi bên.

Từ chối cũng là một nghệ thuật

Việc từ chối ai đó vốn chẳng phải là điều dễ dàng, huống chi đây lại là sếp của bạn. Nhưng không phải ai cũng biết cách “khước từ” để tránh làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Hãy lưu ý rằng, đừng bao giờ từ chối ngay khi vừa nghe tên nhiệm vụ, bởi vì bất cứ những gì liên quan đến công việc ở công ty, bạn cũng có một phần trách nhiệm. Ngoài ra, không từ chối trong hoàn cảnh giữa bạn và sếp đang trong một cuộc tranh cãi, vì thái độ lúc này của bạn chẳng có chút tích cực. Đặc biệt, nếu như không đưa ra lý do cụ thể, thuyết phục thì đừng nói lời từ chối.

Xem thêm: Cách Chơi Cờ Đen Trắng – Hướng Dẫn Chơi Cờ Vây Nhập Môn Cơ Bản

*

Không nên vội vàng từ chối khi vừa mới nghe nhiệm vụ

Công việc sẽ khó hoàn thành tốt đẹp nếu như bạn cố chấp ôm mọi thứ về mình. Do đó nếu như nhận được bất cứ yêu cầu nào ngoài khả năng của mình, thì hãy bày tỏ rõ ràng với cấp trên. Có như thế sếp mới không đánh giá thấp bạn.