HF: Các thủ tục xuất nhập cảnh ngày nay không thể thiếu hộ chiếu – một “tấm vé” đầy quyền lực mà bất cứ ai cũng cần có khi muốn ra nước ngoài. Vậy “tấm vé” này có gì đặc biệt? Điều gì đã làm nên quyền lực của nó? House – family sẽ giải đáp ngay cho bạn trong bài viết này…
Xem thêm:
- Thẻ tín dụng là gì? Chức năng và Các loại thẻ tín dụng ở Việt Nam
I. HỘ CHIẾU PASSPORT LÀ GÌ
Khái niệm
Khái niệm hộ chiếu (Passport) có lẽ không quá xa lạ đối với những người thường xuyên di chuyển tới nước ngoài, nhất là những ai có nhu cầu du lịch, làm việc và học tập ở nước ngoài. Nếu như không làm thủ tục cấp hộ chiếu và có được loại giấy phép này thì bạn không thể nào lên máy bay và đặt chân đến quốc gia mà bạn muốn đến được. Đây chính là lý do vì sao chúng ta thường gọi hộ chiếu là “điều kiện cần” để bất cứ ai đi ra nước ngoài.
Passport hay hộ chiếu nói dễ hiểu ra thì như một dạng sổ thông hành, cái tên phổ biến hơn của nó là hộ chiếu xuất nhập cảnh. Đây là một loại giấy tờ cực kì quan trọng do chính phủ đứng đầu một quốc gia độc lập cung cấp cho mỗi công dân của nước mình.
Loại giấy phép này cho công dân được quyền xuất cảnh khỏi đất nước của mình và nhập cảnh ở nước khác. Công dụng chính của hộ chiếu dùng để nhận dạng thông tin của người sở hữu. Nói theo một cách dễ hiểu hơn, thì hộ chiếu có thể được coi là một chứng minh thư mang phiên bản quốc tế.
Các loại hộ chiếu và thông tin trên hộ chiếu
Hộ chiếu có 3 loại: Hộ chiếu Phổ thông Hộ chiếu Công vụ (có tính chất công vụ), Hộ chiếu Ngoại giao (cho các phái đoàn hoặc cá nhân mang tính chất ngoại giao).
Các thông tin trên hộ chiếu sẽ bao gồm họ và tên của chủ sở hữu, ngày tháng năm sinh, ảnh chụp cá nhân đi kèm, thông tin về quốc tịch, chữ ký cũng như ngày cấp và ngày hết hạn. Dựa vào những thông tin cơ bản và khá chi tiết này mà có thể xác định được các đặc điểm cá nhân của chủ sở hữu.
Hộ chiếu khác visa ở chỗ nào?
Nếu như hộ chiếu được hiểu theo như khái niệm được trình bày ở trên, thì visa lại được hiểu theo một khái niệm cũng có nét tương tự. Tuy vậy về bản chất thì visa lại là giấy chứng nhận của cơ quan quốc gia nhập cư cấp cho các cư dân nước khác. Để xác minh rằng bạn có quyền nhập cảnh và xuất cảnh (vào và ra) khỏi nước họ. Tất nhiên, trường hợp dùng visa cũng bắt buộc phải có những thời gian và những ràng buộc được quy định cụ thể.
Ví dụ trường hợp bạn muốn nhập cảnh ở Mỹ, bạn cần phải có:
- Passport do chính phủ Việt Nam cung cấp, xác nhận bạn là người Việt và có quyền xuất ngoại
- Cần phải có Visa do Mỹ cung cấp để bạn có thể hợp pháp nhập cảnh vào nước họ
Tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hộ chiếu (passport) và băn khoăn về thủ tục đăng ký hộ chiếu, hoặc nếu không may hộ chiếu hết hạn thì đâu là những việc cần làm để thực hiện thủ tục đổi hộ chiếu… Tất cả những thông tin này sẽ được hướng dẫn ngay sau đây!
II. THỦ TỤC LÀM HỘ CHIẾU, PASSPORT
Làm hộ chiếu cần điều kiện gì
Trước khi tìm hiểu về các bước hướng dẫn làm hộ chiếu, ta cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết để đảm bảo công việc này diễn ra suôn sẻ.
Đối với người trên 14 tuổi, các thứ cần chuẩn bị bao gồm
- 1 tờ khai mẫu X01
- 2 ảnh mới chụp (cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn theo góc chụp thẳng, đầu để trần, không được phép đeo kính màu, phông nền mặc định là màu trắng)
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu X01 phải được xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh bởi Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì những người đi làm thủ tục phải nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục bản gốc Giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì sẽ được linh động cho phép xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm. Đồng thời, trong hồ sơ cũng không thể thiếu tờ khai do mẹ, cha khai và ký thay; nếu không còn mẹ hoặc cha thì người giám hộ hợp pháp (có giấy tờ chứng minh là người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay.
- Trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị được cấp hộ chiếu chung với cha mẹ, cần phải nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc thay vào đó là trích lục giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì có thể linh động xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và không thể thiếu 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm.
Đối với trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
- Người nhận ủy thác thực hiện khai trực tiếp và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu được Nhà nước quy định, có đóng dấu giáp lai tại ảnh ảnh và có xác nhận trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đã được ủy thác.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được ủy thác phải có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Nội dung công văn là đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết này được xuất cho nhiều người thì phải kèm theo danh sách liệt kê những người ủy thác, có chữ ký trực tiếp, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp đã được thực hiện ủy thác.
- Cán bộ, nhân viên của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình trực tiếp giấy giới thiệu của chính cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, kèm theo giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân vẫn còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để các bên quản lý tiến hành kiểm tra, đối chiếu.
Thủ tục làm hộ chiếu
Hộ chiếu riêng cho trẻ em từ 0 – 14 tuổi
- Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em
- Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 4: Nộp hồ sơ
- Bước 5: Nhận hộ chiếu
Cấp chung với hộ chiếu với cha mẹ (trẻ em 0 – 9 tuổi)
- Bước 1: Điền tờ khai xin cấp hộ chiếu
- Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 4: Nộp hồ sơ
- Bước 5: Nhận hộ chiếu
Thủ tục làm hộ chiếu đơn giản
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ quan trọng và cần thiết
- Bước 2: Nộp hồ sơ và xin cấp hộ chiếu
- Bước 3. Nhận kết quả
Chú ý: Hiện tại một số thành phố lớn như Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh… áp dụng hình thức trả hộ chiếu qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ của người xin cấp hộ chiếu
Làm hộ chiếu mất bao lâu
Thời gian hoàn thành thủ tục xin cấp hộ chiếu không được kéo dài quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ từ người xin cấp theo quy định.
III. THỦ TỤC GIA HẠN HỘ CHIẾU
Hộ chiếu có hiệu lực sử dụng từ 6 tháng tới 10 năm tùy thuộc vào loại được xác định của hộ chiếu. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần duy nhất khi còn thời hạn sử dụng dưới 01 năm. Khi sắp hết hạn hộ chiếu thì có thể xin gia hạn, thủ tục gia hạn hộ chiếu được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 01 năm
- 01 bản chính Văn bản đề cử hoặc trực tiếp cho phép cán bộ, công chức, viên chức mang trách nhiệm quản lý, các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được cử đi công tác nước ngoài theo mẫu 03/2016/XNC.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan Cục Lãnh sự (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc cho các cơ quan ngoại vụ tại địa phương. Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển kèm theo lệ phí tới Cục Lãnh sự
Bước 3: Nhận kết quả cấp hộ chiếu trực tiếp chính tại nơi nộp hồ sơ được xcas định theo giấy biên nhận.
Thời hạn giải quyết:
- Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nếu nộp trực tiếp tại Cục Lãnh sự)
- Nếu nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại vụ địa phương, không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy tờ hợp lệ, Cơ quan ngoại vụ địa phương chuyển hồ sơ và giấy tờ liên quan cho Cục Lãnh sự. Sau đó, Cục Lãnh sự tiến hành thủ tục thực hiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy tờ liên quan hợp lệ.
IV. THỦ TỤC CẤP LẠI HỘ CHIẾU
Hộ chiếu phổ thông sẽ không được gia hạn, nếu hết hạn sẽ thực hiện cấp mới hộ chiếu, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
- Hộ chiếu phổ thông hết hạn;
- 01 tờ khai mẫu X01;
- 02 ảnh mới chụp, kích cỡ đúng 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng góc máy, đầu để trần, không được phép đeo kính màu, phông nền mặc định màu trắng.
(Lưu ý đối với trẻ em dưới 14 tuổi và trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha sẽ có các điều kiện giấy tờ đặc biệt theo Luật hiện hành)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh
Bước 3: Nhận kết quả trực tiếp tại nơi đã nộp hồ sơ cấp hoặc qua đường Bưu điện
Thời hạn giải quyết
- Nộp hồ sơ và giấy tờ liên quan trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú: Không quá 08 ngày làm việc
- Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: Không quá 05 ngày làm việc tính theo thời gian làm hộ chiếu.
V. ĐỊA CHỈ LÀM PASSPORT 5 THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Sau khi đã hiểu được hướng dẫn làm passport (hộ chiếu) theo từng bước, chắc hẳn bạn đang rất tò mò những địa chỉ uy tín để có thể đăng ký “tấm vé” quyền lực này. Dưới đây là địa chỉ làm hộ chiếu, hoặc thực hiện tần tần tật những yêu cầu như cấp lại hộ chiếu hết hạn, làm thủ tục đổi hộ chiếu cho bạn ở 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương.
Hà Nội
Địa chỉ, địa điểm được phép làm hộ chiếu phổ thông tại Hà Nội cho người có hộ khẩu thường trú tại thành phố và người ngoại tỉnh tham gia tạm trú dài hạn tại Hà Nội được thực hiện tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh ở hai nơi tùy theo địa bàn quận huyện.
- Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú dài hạn tại quận, huyện: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Hoàng Mai làm thủ tục thực hiện xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu, xin cấp đổi hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Nội số 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội
- Công dân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại các quận huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa, Hoài Đức làm thủ tục cấp hộ chiếu, cấp đổi hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu tại số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông (Làm hộ chiếu ở Hà Đông)
Hải phòng
Phòng quản lý xuất nhập cảnh Hải Phòng: Số 02 Đường Trần Bình Trọng, Phường Lương Khánh Thiện, Quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng.
TP Hồ Chí Minh
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An TP Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công An TP Hồ Chí Minh: 333 – 335 – 337 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Đà nẵng
Phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố Đà Nẵng số 78, Lê Lợi, P Thạch Thang, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng là cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu cho công dân sinh sống, có sở hữu hộ khẩu tại Đà Nẵng và một số đối tượng khác (có sổ hộ khẩu ở tỉnh thành khác nhưng đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng và có sổ tạm trú dài hạn tại Đà Nẵng)
Cần thơ
Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Cần Thơ: 74 Lý Tự Trọng, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về thủ tục làm hộ chiếu (passport) và gia hạn cũng như xin cấp lại hộ chiếu. Khi xuất cảnh ra nước ngoài bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức về Thẻ Tín Dụng để có thể dễ dàng thanh toán các khoản chi phí khi xuất cảnh.Hãy đến với những bài viết tiếp theo của House-family để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!